NGÀY 2 THÁNG 2 – ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THỜ - CẦU NGUYỆN CHO ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH LUCA 2, 22-32 [22-40].
LỜI CHÚA : 2
SUY NIỆM :
Mừng ngày lễ hôm nay nói lên hai sự kiện: việc thanh tẩy Đức Maria và dâng Chúa Giêsu nơi đền thờ.
Theo luật Môsê, người phụ nữ sau khi sinh nở bị con là uế tạp. Suốt 40 ngày đối với con trai; 80 ngày đối với con gái, trong lúc này sản phụ không được lên đền thờ tham dự nghi lễ đạo đức. Sau thời gian đó họ phải đến trình diện thầy cả để được thanh tẩy.
Việc dâng Chúa nơi đền thờ phát xuất từ khi sứ thần giết các con đầu lòng của người Ai cập, dân Do thái lên đường về đất hứa, thì những con đầu lòng người Do thái được coi thuộc về Thiên Chúa và có bổn phận lo việc phụng tự Ngài. Sau đó công việc phụng tự trao lại cho chi tộc Lêvi, vì vậy con trai đầu lòng hiến dâng được chuộc lại bằng một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non (24).
Hiến dâng là hành động cao nhất của sự cho đi trong tình yêu. Cho đi là có thể cho bất cứ điều gì người yêu cần; còn hiến dâng là cho điều đáng quý nhất. Hiến dâng đòi buộc sự hy sinh mất mát lớn trong đời. Theo nghĩa tiêu cực hiến dâng còn phải chấp nhận đắng cay và đau khổ.
Hình ảnh Chúa Kitô hiến dâng trên thập giá cho ta những ý nghĩa ấy. Tuy nhiên, hy sinh và đau khổ không làm cho ta phải run sợ, trái lại nó làm cho tình yêu triển nở và nhân đức trưởng thành. Một cuộc đời ngại hy sinh, chạy trốn đau khổ thì khó nói được hai chữ tình yêu.
Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu nơi đền thờ dạy ta sống đơn sơ, dịu hiền, vui mừng và trung thành tuân giữ luật Chúa.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho những người mẹ và tất cả người con biết hiến dâng cuộc đời cho Chúa. Và xin cho các đấng bậc tu trì sống đời thánh hiến cách trọn hão trong đức ái để phục vụ Chúa và hạnh phúc cho mọi người, Amen.
Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016
NGHỊCH LÝ CON NGƯỜI
THỨ HAI TUẦN THỨ IV – THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 5, 1-20
LỜI CHÚA : 5, 17
“Bấy giờ họ lên tiếng nài xin Người rời khỏi vùng đất của họ.”
SUY NIỆM :
Tin mừng hôm nay
kể lại một người hoàn toàn bị điều khiển bởi đạo binh ma quỷ, Chúa Giêsu chữa
lành. Anh liền xin đi theo làm môn đệ, nhưng Chúa bảo: "Anh
cứ về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh,
và Người đã thương anh như thế nào" (c.19).
“Anh
ta ra đi và bắt đầu rao truyền trong miền Thập Tỉnh tất cả những gì Đức Giê-su
đã làm cho anh. Ai nấy đều kinh ngạc” (c.20).
Trong khi đó những người chứng kiến, kể cho dân vùng đất Ghê-ra-sa nghe mọi việc đã xảy ra thế nào với người
bị quỷ ám và chuyện bầy heo: “Bấy giờ họ
lên tiếng nài xin Người rời khỏi vùng đất của họ” (c.17).
Kể từ sau khi Tổ tông phạm tội, thế giới và lương tâm con người bị một thế
lực tà ma ám. Sứ mạng của Chúa khi đến thế gian là để lập lại trật tự
ban đầu lúc tạo dựng, phá tan thế lực của tà thần là sự chết, thiết lập lại triều
đại của Thiên Chúa.
Tin mừng cho thấy một người có thể bị rất nhiều ma quỷ ám: "Người hỏi
nó: "Tên ngươi là gì? " Nó thưa: "Tên tôi là đạo binh, vì chúng
tôi đông lắm." (c.9). Tuy nhiên, có một sự phủ phàng ở đây, dân chúng lúc đầu thán
phục quyền năng của Chúa, nhưng sau đó vì tiếc số của cải, hai ngàn con heo chết, chấp nhận thà sống chung với lũ, bị thần ô uế
ám hơn là muốn Chúa viếng thăm, đành đoạn đuổi khéo Chúa đi.
Thiên Chúa và tiền của là cách sống người Kitô hữu chọn lựa.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng ơn can đảm vượt qua thử thách của thế gian, của ma
quỷ để đức tin lớn mạnh mỗi ngày trong sự dạy dỗ của Chủa, Amen.
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016
THIÊN CHÚA ĐÒI ĐỨC TIN; CON NGƯỜI ĐÒI PHÉP LẠ
CHÚA NHẬT THỨ IV – THƯỜNG NIÊN – NĂM C
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH LUCA 4, 21-30
LỜI CHÚA : 4, 21
“Đức Giêsu bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh
thánh quý vị vừa nghe”.
SUY NIỆM :
Bài Tin mừng hôm nay tiếp nối Chúa nhật tuần trước. Chúa Giêsu đang ở Nadareth
vào giảng dạy trong hội đường như vẫn thường làm. Ngài nói: “Hôm nay đã ứng
nghiệm lời Kinh thánh quý vị vừa nghe”.
Đức Giêsu trình bày sự xuất hiện của Ngài như khai mở thời kỳ
hồng ân mà các ngôn sứ đã loan báo, nhưng không dành riêng cho dân Israel
mà dành cho mọi dân tộc.
Thoạt đầu dân
chúng: “Mọi người đều
tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người”
(c.22). Liền sau họ có vẻ tính toán: “Họ bảo nhau: “Ông này không phài là
con ông Giu-se đó sao?” (c.22).
Dân chúng giờ đòi Chúa làm phép lạ. Từ đó họ chia làm hai nhóm. Một, họ
muốn Chúa Giêsu chứng minh là Đấng thiên sai. Tư tưởng này giống như lời của ma
quỷ cám dỗ Chúa nơi hoang địa: “Nếu Ông là Con Thiên Chúa thì hãy….. “. Hai,
nhóm khác nghĩ Chúa Giêsu là người đồng hương, như vậy phải ưu tiên cho quê nhà
nhiều hơn Capharnaum.
Chúa Giêsu bác các ý tưởng trên của họ. Ngài khẳng định với dân chúng
phép lạ được làm và ban cho mọi kẻ có lòng tin, không phân biệt Do thái hay ngoại
giáo. Ngài đã trích dẫn hai tiên tri thời Cựu Ước: Êlia và Êlisa.
Người ngôn sứ nói lời của Thiên Chúa để cho dân hiểu biết về Ngài và dạy
dân theo đường lối của Ngài. Họ không nói lời riêng của mình để được ca ngợi,
và họ cũng không nói lời chiều theo ý dân chúng cho họ thỏa thích. “Họ đứng
dậy, lôi Người ra khỏi thành (thành này được xây trên núi). Họ kéo
Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực” (29).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, chúng con đã tin. Xin Chúa giúp sức chúng con sống xứng đáng
niềm tin của mình trước mặt mọi người để làm sáng danh Chúa, Amen.
ĐỨC TIN
THỨ BẢY TUẦN THỨ III – THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 4, 35-41
LỜI CHÚA 4, 41
Các ông sợ hãi kinh hoàng và nói với nhau : “Vậy người này là ai, mà cả
đến gió và biển cũng tuân lệnh ?”
SUY NIỆM :
Sau năm dụ ngôn về Nước Thiên Chúa (Mc 4,1-33). Thánh Marco ghi lại một số phép lạ của Chúa Giêsu tỏ uy quyền là
Đấng thiên sai. Phép lạ Chúa dẹp yên sóng gió trong bài Tin Mừng đơn cử hôm nay.
Con thuyền tượng trưng cho mỗi người chúng ta,
hay cho Hội Thánh.
Biển theo quan niệm của người Do thái là nơi hổn mang, chứa toàn sự dữ, phát xuất những sức mạnh đối nghịch với Thiên Chúa và với con
người.
Vượt qua biển hồ là vượt qua thế gian, vượt
qua thần chết.
Con người mang trong mình một tuyệt đối thể.
Và Không ai sống trên đời này mà không tin, không có niềm tin. Niềm tin đó gắn
liền với tuyệt đối thể của mình như hình với bóng. Con người không tin thần
linh này cũng tin thần linh khác, không tin học thuyết này cũng tin chủ nghĩa
nọ. Sở dĩ như vậy vì ta nghĩ nó có thật, là sự thật.
Các môn đệ chứng kiến rất nhiều phép lạ Chúa
Giêsu đã làm, mà cho đến nay Chúa vẫn còn quở trách các ông chưa có lòng tin (c.40).
Mầu nhiệm thân thể Chúa Kitô mà thánh Phaolô
dạy: Chúa là đầu; chúng ta là chi thể của Ngài. Hiệp nhất với Chúa khi đau khổ
ta sẽ vượt qua, khi chết sẽ được phục sinh với Ngài, khi còn sống sẽ hưởng hạnh
phúc ngay đời này.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin ngự trị trong lòng chúng con, xin
thêm sức cho chúng con luôn tin tưởng vào Chúa, cho dù trong đời có vui buồn
sướng khổ vẫn tin có Chúa ở cùng và hằng nâng đỡ chúng con, Amen.
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016
MẦU NHIỆM NƯỚC TRỜI
THỨ SÁU TUẦN THỨ III – THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 4, 26-34
LỜI CHÚA : Mc 4,
“Rồi
Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn
nào mà hình dung được ?”.
SUY NIỆM :
Tin mừng thánh Marcô dành chương bốn thuật lại việc Chúa
Giêsu rao giảng về Nước Thiên Chúa, một thực tại mà không có trong ý niệm của
con người, và dĩ nhiên từ ngữ của con người không thể diễn tả.
Gồm có năm dụ ngôn. Những dụ ngôn đã được nêu trước: Người gieo
giống; Chiếc đèn sáng; Cái đấu đong; Hôm nay là: Hạt giống và Hạt cải.
Trong Nước Thiên Chúa hạt giống là Tin mừng, được gieo vào thế
gian, và sự âm thầm phát triển của nó là sự lan rộng của tin mừng trên thế giới
mà không có sức mạnh của tà thần hay thế gian ngăn cản được.
Qua dụ ngôn hạt cải. Ngài ta thấy hai hình ảnh tương phản rất
hấp dẫn và lạ lùng. Từ một hạt nhỏ bé rồi lớn lên thành cây to đến nỗi chim trời
có thể làm tổ (c. 32), nói lên Tin mừng thoạt đầu chỉ có một số ít người tin theo,
nhưng dần dần lan rộng khắp nơi mang đến ơn cứu độ cho các dân tộc.
Chúng ta không sống cô độc một mình, nhưng trong cuộc sống
thâm sâu là một cuộc đối thoại, một giọng nói âm thầm liên lỉ, một sự thúc giục
lên đường đem tin yêu đến với mọi người. Niềm tin và tình yêu đó sẽ được Thiên
Chúa làm cho lớn mạnh trong những người chung quanh, và họ sẽ cảm thấy một ai
đó cao hơn chính mình đang ngự trị, đang thực hiện.
Mỗi người Kitô hữu được mời gọi sống theo tin mừng cách tốt đẹp.
Phần còn lại Thiên Chúa sẽ làm chiếu giải đến muôn dân khắp cùng trái đất.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con ơn can đảm sống chứng nhân tin mừng
giữa thế giới lạnh nhạt và nghi ngại hôm nay. Xin Chúa làm cho những nụ cười,
ánh mắt, cử chỉ bé nhỏ của chúng con chuyển tải tình yêu đến với mọi người. để
họ có thể tin nhận ơn cứu độ Chúa đã dành cho họ từ đời đời, Amen.
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
CHIẾC ĐÈN SÁNG
THỨ NĂM TUẦN THỨ III - THƯỜNG NIÊN
THÁNH TÔMA AQUINÔ, LINH MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 4, 21-25
LỜI CHÚA : Mc 4, 21
“Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Có ai đem đèn sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng?”.
SUY NIỆM :
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng hình ảnh chiếc đèn sáng để mời gọi người tín hữu sống Lời Chúa trong cuộc đời để chiếu giải niềm tin và tình yêu cho thế gian.
Đoạn sau bài tin mừng Ngài cảnh tỉnh chúng ta hãy coi chừng cách sống của mình đối với Lời của Ngài và ân sủng được trao ban. Nếu ta không trở nên ngọn đèn sáng, tức ta không sống theo lời của Ngài, thì niềm tin và tình yêu sẽ dần tan biến. Càng sống, càng sáng. Và ngược lại, càng không sống, càng tăm tối.
Ngày nay, về tiện nghi cuộc sống con người được cải thiện, điều đáng mừng. Tuy nhiên, con người vì chạy theo tiện nghi bằng mọi giá, đề cao vật chất và hưởng thụ, con người phải trả với một giá rất đắt là sống trong lo sợ, vô cảm và cô đơn.
Khuynh hướng xã hội đang loại dần Thiên Chúa, là nguồn ánh sáng hướng dẫn cuộc đời. Con người thay vào đó bằng những thứ ánh sáng giả tạo, biến thế giới thành sa mạc tình yêu, loại bỏ nhau dưới nhiều hình thức: bạo lực, chiến tranh, hận thù và chết chóc.
Người tín hữu cần sống ánh sáng của Tin mừng: gieo yêu thương, sự thật và tôn trọng sự sống để sưởi ấm lại thế giới này.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, chúng con là ngọn đèn. Xin Chúa hãy đốt sáng lên trong chúng con ngọn lửa niềm tin và tình yêu Chúa, để cho những người chung quanh được sống an bình và hạnh phúc, Amen.
THÁNH TÔMA AQUINÔ, LINH MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 4, 21-25
LỜI CHÚA : Mc 4, 21
“Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Có ai đem đèn sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng?”.
SUY NIỆM :
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng hình ảnh chiếc đèn sáng để mời gọi người tín hữu sống Lời Chúa trong cuộc đời để chiếu giải niềm tin và tình yêu cho thế gian.
Đoạn sau bài tin mừng Ngài cảnh tỉnh chúng ta hãy coi chừng cách sống của mình đối với Lời của Ngài và ân sủng được trao ban. Nếu ta không trở nên ngọn đèn sáng, tức ta không sống theo lời của Ngài, thì niềm tin và tình yêu sẽ dần tan biến. Càng sống, càng sáng. Và ngược lại, càng không sống, càng tăm tối.
Ngày nay, về tiện nghi cuộc sống con người được cải thiện, điều đáng mừng. Tuy nhiên, con người vì chạy theo tiện nghi bằng mọi giá, đề cao vật chất và hưởng thụ, con người phải trả với một giá rất đắt là sống trong lo sợ, vô cảm và cô đơn.
Khuynh hướng xã hội đang loại dần Thiên Chúa, là nguồn ánh sáng hướng dẫn cuộc đời. Con người thay vào đó bằng những thứ ánh sáng giả tạo, biến thế giới thành sa mạc tình yêu, loại bỏ nhau dưới nhiều hình thức: bạo lực, chiến tranh, hận thù và chết chóc.
Người tín hữu cần sống ánh sáng của Tin mừng: gieo yêu thương, sự thật và tôn trọng sự sống để sưởi ấm lại thế giới này.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, chúng con là ngọn đèn. Xin Chúa hãy đốt sáng lên trong chúng con ngọn lửa niềm tin và tình yêu Chúa, để cho những người chung quanh được sống an bình và hạnh phúc, Amen.
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016
LỜI CHÚA SINH LỢI ÍCH CHO ĐỜI.
THỨ TƯ TUẦN THỨ III – THƯỜNG NIÊN
THÁNH ANGIÊLA
MÊRICI, TRINH NỮ
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 4, 1-20
LỜI CHÚA : 4, 20
“Còn có những người được gieo trên đất tốt : đó là những kẻ nghe Lời và
đón nhận, rồi sinh hoa kết quả, kẻ được ba chục, kẻ được sáu chục, kẻ được một
trăm.”
SUY NIỆM :
Tin mừng hôm nay Chúa Giê su dùng dụ ngôn người gieo giống để giảng về
Nước Trời. Ta quen gọi vắn tắt là dụ ngôn người gieo giống. Nhưng theo tình tiết
nội dung muốn nói đến những loại đất, tức muốn nói thái độ của người nghe, người
đón nhận lời Chúa nhiều hơn.
Hạt giống là Lời Thiên Chúa, được gieo trên bốn mảnh đất. Hạt
thì rơi bên vệ đường; rơi trên sỏi đá; rơi bụi gai, hạt rơi trên đất tốt. Đây tượng trưng cho bốn hạng người nghe và sống
Lời Chúa.
“Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời”. Đó là cái nhìn của Thánh kinh về nguồn gốc
mọi sự; Lời Chúa đã phục chế sự hỗn mang. Đứng trước bạo lực tự nhiên và những
đam mê điên cuồng, mù quáng của con người, Lời Chúa đã trao ban để nhân hóa thế
giới này, để làm cho Thiên Chúa vô hình trở nên hữu hình, và để Nước Trời thực
sự hiện diện ở trần gian này.
Nhờ Lời Chúa, trong mọi sự mọi lãnh vực, tâm hồn người Kitô hữu được huấn
luyện qua những thất bại, tội lỗi, bất công, vượt qua cái chết để được sống ơn
tha thứ và phục sinh.
Lời Chúa để sống, Lời có sức cảm hóa, thay đổi cuộc đời. Lời sinh ơn
ích cho bản thân và cho tha nhân. Nghe và đón nhận chưa đủ.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin làm cho hạt giống Lời Chúa phát triển mạnh mẽ trong tâm hồn
chúng con, để cuộc đời chúng con tươi đẹp và chúng con sẽ ra đi làm cho thế giới
mỗi ngày tươi đẹp hơn, Amen.
Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016
LÀM NGƯỜI MÔN ĐỆ
THỨ BA TUẦN THỨ III – THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH LUCA 10, 1-9
LỜI CHÚA : Lc 10, 9
Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ : “Triều Đại
Thiên Chúa đã đến gần các ông.”
SUY NIỆM :
Tin mừng hôm nay thuật lại Chúa Giêsu sai bảy mươi hai môn đệ, từng hai
người một, ra đi rao giảng cho toàn thể nhân loại. Đây được xem là diễn văn
truyền giáo thứ hai, bài thứ nhất nằm ở chương chín.
Chúa đã nhìn thấy dân chúng không có người giảng dạy tựa như cánh đồng
lúa chín mà không có thợ gặt, các môn đệ xin Chúa ra đi rao giảng. Ngài đã làm
vì lòng thương xót dân chúng, các môn đệ cũng phải chu toàn sứ mạng Chúa trao
theo chiều hướng này.
Các môn đệ ra đi với tư cách là sứ giả của tin mừng, nên các ông không
cần mang theo bất kỳ hành lý nào khác, các ông cũng không bận tâm một vấn đề gì,
các ông chỉ cần chu toàn sứ mạng đã lãnh nhận mà thôi. Khó nghèo, khiêm nhường
và chấp nhận yếu đuối là đòi hỏi quyết liệt mà người môn đệ Chúa mọi thời phải
tuân giữ.
Rao giảng và chữa lành là sứ mạng của các môn đệ được Chúa trao ban từ
lời Chúa và quyền năng của Ngài. Sứ điệp các ông
cần rao truyền: “Triều đại Thiên Chúa đã đến gần…”. Các ông cần
phải cứu vớt vội vã những linh hồn đem về với Chúa, kẻo họ khỏi bị hư mất.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, mỗi người chúng con cũng là môn đệ và được sai đi từ khi lãnh
nhận bí tích Rửa tội. Xin cho chúng con ý thức sứ mạng Chúa trao và lo chu toàn
theo cách thức mà Chúa đã cất đặt sống giữa thế gian, để cứu vớt các linh hồn
đang đắm chìm trong tội lỗi, khỏi thiệt hại sự sống đời đời, Amen.
ƠN GỌI DIỆU KỲ
THỨ HAI TUẦN THỨ III – THƯỜNG NIÊN
THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARC Ô 16, 15-18
LỜI CHÚA : Mc 16, 15
“Người nói với
các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi
loài thọ tạo.”
SUY NIỆM :
Thánh Phaolô tông
đồ không thuộc Nhóm Mười Hai mà Chúa Giêsu đã chọn khi còn sống. Tuy nhiên, Chúa
Giêsu chọn thánh nhân làm tông đồ cách độc đáo diệu kỳ, khi Chúa đã chết và Sống
lại. Và thánh nhân cũng thi hành lệnh truyền Chúa để lại cho các tông đồ với một
thành quả vĩ đại.
Từ một biệt phái
trẻ trung, thông minh, nhiệt thành, truy bắt các tín hữu Kitô đến cùng, để tận
diệt giáo phái mới làm hư hại tôn giáo truyền thống, Phaolô trở nên tông đồ nhiệt
thành rao giảng đạo Chúa cho dân ngoại.
Trên đường đến
thành Damas tìm bắt những người theo Chúa Kitô, Phaolô thấy luồng ánh sáng, làm
ngã ngựa và mù lòa. Thánh nhân nghe tiếng Chúa Giêsu gọi tên mình và rồi thánh
nhân đáp lại: "Lạy Chúa, con phải làm gì? (Acts 22,10).
Phaolô không ngờ Giêsu Nadareth là Thiên Chúa. Đấng xuống thế làm người, Đấng
bằng lòng chịu chết trên Thập Giá để cứu chuộc nhân loại. Có lẽ ánh sáng
mà Phaolô nhìn thấy cũng là ánh sáng mà thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan đã thấy
khi Chúa biến hình trên núi Tabôrê.
Từ biến cố này đã rẽ chia cuộc đời thánh Phaolô làm hai: Từ tín đồ Do
Thái giáo trở nên tông đồ Chúa Giêsu Kitô; Từ con người truy lùng bách đạo trở
nên tông đồ nhiệt thành mở mang Nước Chúa nơi dân ngoại.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, từ cuộc kêu gọi thánh Phaolô trở lại hôm nay, Chúa đã ban thêm
cho chúng con lòng tin tưởng: Chúa đã thương yêu chúng con khi chúng con còn
mang tội. Xin cho chúng con mạnh mẽ quay về để sống trong tình thương xót và lòng
thứ tha của Chúa, Amen.
Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016
HIỆP SỐNG LỜI CHÚA
CHÚA NHẬT III - THƯỜNG NIÊN – NĂM C.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH LUCA 1:1-4, 4:14-21.
LỜI CHÚA : Lc 4, 16.
“Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh.”
SUY NIỆM :
Trước năm 538 BC, thời lưu đày ở Babylon trở về trước, người Do-thái chỉ biết nghe theo lời những người lãnh đạo và các ngôn sứ của Thiên Chúa gởi tới, cầu nguyện và dâng lễ vật đền tội trong Đền Thờ.
Sau biến cố này, người Do-thái thiết lập các hội đường để thường xuyên cầu nguyện và học hỏi Kinh Thánh trong ngày Sabbat.
Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su trở về quê hương, Ngài giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh (14-15).
Ngài được sai đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, không chỉ cho dân Do-thái, mà còn cho tất cả mọi người. Ngài giải thoát con người không phải khỏi ách nô lệ của ngoại bang, nhưng là ách nô lệ của tội lỗi và các quyền lực của ma quỉ.
Thiên Chúa không để con người lầm lẫn trong tối tăm của thế giới, Ngài ban cho con người Lời của Ngài được ghi lại trong Kinh Thánh. Con người có thể nhìn vào đó để nhận ra ánh sáng, sự sống, tình thương, lòng thương xót Thiên Chúa mà trung thành với Ngài để được sống dồi dào.
Lời của loài người cũng có rất nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên, chỉ dành cho một nhóm người và nhất thời. Tất cả rồi cũng hư mất, duy lời Chúa mới đem lại sự sống đời đời.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Lời Chúa dạy chúng con những điều không ngoan, sống yêu thương, sống thánh thiện, tránh đường tội lỗi. Xin cho chúng con siêng năng học hỏi lời Chúa và đem ra thực hành hằng ngày, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH LUCA 1:1-4, 4:14-21.
LỜI CHÚA : Lc 4, 16.
“Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh.”
SUY NIỆM :
Trước năm 538 BC, thời lưu đày ở Babylon trở về trước, người Do-thái chỉ biết nghe theo lời những người lãnh đạo và các ngôn sứ của Thiên Chúa gởi tới, cầu nguyện và dâng lễ vật đền tội trong Đền Thờ.
Sau biến cố này, người Do-thái thiết lập các hội đường để thường xuyên cầu nguyện và học hỏi Kinh Thánh trong ngày Sabbat.
Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su trở về quê hương, Ngài giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh (14-15).
Ngài được sai đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, không chỉ cho dân Do-thái, mà còn cho tất cả mọi người. Ngài giải thoát con người không phải khỏi ách nô lệ của ngoại bang, nhưng là ách nô lệ của tội lỗi và các quyền lực của ma quỉ.
Thiên Chúa không để con người lầm lẫn trong tối tăm của thế giới, Ngài ban cho con người Lời của Ngài được ghi lại trong Kinh Thánh. Con người có thể nhìn vào đó để nhận ra ánh sáng, sự sống, tình thương, lòng thương xót Thiên Chúa mà trung thành với Ngài để được sống dồi dào.
Lời của loài người cũng có rất nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên, chỉ dành cho một nhóm người và nhất thời. Tất cả rồi cũng hư mất, duy lời Chúa mới đem lại sự sống đời đời.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Lời Chúa dạy chúng con những điều không ngoan, sống yêu thương, sống thánh thiện, tránh đường tội lỗi. Xin cho chúng con siêng năng học hỏi lời Chúa và đem ra thực hành hằng ngày, Amen.
Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016
TÌNH YÊU VÀ SỰ MẤT TRÍ
THỨ BẢY TUẦN THỨ II – THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 3, 20-21
LỜI CHÚA : Mc 3, 21
“Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.”
SUY NIỆM :
Bài Tin mừng hôm nay thật vắn gọn, chỉ có hai câu, nhưng vẻ ra hai hình ảnh trái ngược, tương phản, toát lên toàn bộ sự thật Chúa Giêsu dưới cái nhìn của con người trên hai lãnh vực tâm linh và trần thế.
Trên lãnh vực tâm linh, các thân nhân của Chúa Giêsu không thể nào hiểu nổi tình yêu của Ngài dành cho Chúa Cha, và cho con người. Mang trọn con tim, mối tình này Ngài ra đi khai mở Nước Trời, mời gọi sám hối để hưởng ơn cứu độ, chữa lành mọi bệnh tật thân xác cũng như tâm hồn, yêu con người khi còn là tội nhân, đem mọi người trở về với Chúa Cha.
Đúng. “Ngài đã mất trí”.
Trên bình diện trần thế, Chúa Giêsu quả là nhà cách mạng nguy hiểm, dám chỉnh sửa luật lệ truyền thống của tiền nhân, đương đầu quyền lực với giới giáo quyền: Biệt phái, Kinh sư, Cao niên. Và lúc này họ đã cấu kết với giới chính quyền vua Hêrêđê. Lãnh án tử hình là điều khó tránh khỏi.
Đúng. “Ngài đã mất trí”.
Tệ hơn nữa Chúa lại giao du kết bạn với bọn nhà nghèo, thất học, thu thuế, đĩ điếm tội lỗi, còn lang thang rày đây mai đó, cù bơ lãng tích không nhà không cửa, không nghề nghiệp việc làm.
“Ngài đã mất trí” thật rồi.
Cho đến ngày nay vẫn còn có người không hiểu được giáo dân công giáo lại tin thờ một người chỉ có mỗi tấm vải che thân treo trên cây thập tự. Mất trí hết.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Chúa đã chết để dạy chúng con tình yêu là trao hiến cho người. Xin cho chúng con gắng sức thi hành trong đời hằng ngày, để thế giới mỗi ngày tốt đẹp và sống bình an hơn, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 3, 20-21
LỜI CHÚA : Mc 3, 21
“Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.”
SUY NIỆM :
Bài Tin mừng hôm nay thật vắn gọn, chỉ có hai câu, nhưng vẻ ra hai hình ảnh trái ngược, tương phản, toát lên toàn bộ sự thật Chúa Giêsu dưới cái nhìn của con người trên hai lãnh vực tâm linh và trần thế.
Trên lãnh vực tâm linh, các thân nhân của Chúa Giêsu không thể nào hiểu nổi tình yêu của Ngài dành cho Chúa Cha, và cho con người. Mang trọn con tim, mối tình này Ngài ra đi khai mở Nước Trời, mời gọi sám hối để hưởng ơn cứu độ, chữa lành mọi bệnh tật thân xác cũng như tâm hồn, yêu con người khi còn là tội nhân, đem mọi người trở về với Chúa Cha.
Đúng. “Ngài đã mất trí”.
Trên bình diện trần thế, Chúa Giêsu quả là nhà cách mạng nguy hiểm, dám chỉnh sửa luật lệ truyền thống của tiền nhân, đương đầu quyền lực với giới giáo quyền: Biệt phái, Kinh sư, Cao niên. Và lúc này họ đã cấu kết với giới chính quyền vua Hêrêđê. Lãnh án tử hình là điều khó tránh khỏi.
Đúng. “Ngài đã mất trí”.
Tệ hơn nữa Chúa lại giao du kết bạn với bọn nhà nghèo, thất học, thu thuế, đĩ điếm tội lỗi, còn lang thang rày đây mai đó, cù bơ lãng tích không nhà không cửa, không nghề nghiệp việc làm.
“Ngài đã mất trí” thật rồi.
Cho đến ngày nay vẫn còn có người không hiểu được giáo dân công giáo lại tin thờ một người chỉ có mỗi tấm vải che thân treo trên cây thập tự. Mất trí hết.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Chúa đã chết để dạy chúng con tình yêu là trao hiến cho người. Xin cho chúng con gắng sức thi hành trong đời hằng ngày, để thế giới mỗi ngày tốt đẹp và sống bình an hơn, Amen.
Ở VỚI NGƯỜI VÀ ĐƯỢC SAI ĐI
THỨ SÁU TUẦN THỨ II – THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 3, 13-19
LỜI CHÚA : Mc 3 14-15
14 Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người, và để Người sai các ông đi rao giảng, 15 với quyền trừ quỷ.
SUY NIỆM :
Ơn gọi là một hồng ân được ban từ Thiên Chúa. Tuy nhiên, đáp trả ơn gọi là hành vi của con người.
Trong Tin mừng, Chúa Giêsu chọn mười hai tông đồ. Có năm ông đã được Chúa chọn riêng trước. Hôm nay Chúa muốn chọn thêm một số nữa, huấn luyện tiếp tục sứ mệnh của Ngài loan báo tin mừng cứu độ cho muôn dân.
Sự hiểu biết về Thiên Chúa không dừng lại nơi kiến thức mà thấm nhuần và thôi thúc ở con tim. Các tông đồ sống với, và đồng hành với Chúa trên suốt con đường rao giảng. Các ngài là những con người tầm thường, ít học, nhiều khuyết điểm, nhưng sự đáp trả của các ngài thì phi thường.
Nhóm mười hai tông đồ chính thức được chọn trên núi. Núi là nơi linh thiêng gặp gỡ Thiên Chúa. Núi là nơi Thiên Chúa lập giao ước (Xh 19,3). Núi là nơi Người Mạc Khải, kêu gọi có ý diễn tả Người đi gặp Chúa Cha trước khi chọn mười hai Tông đồ, làm nổi bật lên ý nghĩa: Việc chọn Tông đồ là việc của Thiên Chúa.
Ngoại trừ hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội, dưới cái nhìn trần thế, nhóm mười hai này (trừ Giuda phản bội), sau được bổ sung Matthia, và thánh Phaolô tông đồ dân ngoại, đã làm thay đổi cục diện thế giới như ta chiêm ngưỡng hôm nay.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, trong tuần lễ cầu nguyện cho Giáo hội hiệp nhất, xin Chúa hãy làm cho dân thánh Chúa trở nên một. Và cũng xin Chúa ban nhiều ơn gọi cho thế giới, có nhiều người nhận biết Chúa, ở với Chúa, để ra đi xây dựng thế giới hòa bình và tươi đẹp hơn, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 3, 13-19
LỜI CHÚA : Mc 3 14-15
14 Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người, và để Người sai các ông đi rao giảng, 15 với quyền trừ quỷ.
SUY NIỆM :
Ơn gọi là một hồng ân được ban từ Thiên Chúa. Tuy nhiên, đáp trả ơn gọi là hành vi của con người.
Trong Tin mừng, Chúa Giêsu chọn mười hai tông đồ. Có năm ông đã được Chúa chọn riêng trước. Hôm nay Chúa muốn chọn thêm một số nữa, huấn luyện tiếp tục sứ mệnh của Ngài loan báo tin mừng cứu độ cho muôn dân.
Sự hiểu biết về Thiên Chúa không dừng lại nơi kiến thức mà thấm nhuần và thôi thúc ở con tim. Các tông đồ sống với, và đồng hành với Chúa trên suốt con đường rao giảng. Các ngài là những con người tầm thường, ít học, nhiều khuyết điểm, nhưng sự đáp trả của các ngài thì phi thường.
Nhóm mười hai tông đồ chính thức được chọn trên núi. Núi là nơi linh thiêng gặp gỡ Thiên Chúa. Núi là nơi Thiên Chúa lập giao ước (Xh 19,3). Núi là nơi Người Mạc Khải, kêu gọi có ý diễn tả Người đi gặp Chúa Cha trước khi chọn mười hai Tông đồ, làm nổi bật lên ý nghĩa: Việc chọn Tông đồ là việc của Thiên Chúa.
Ngoại trừ hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội, dưới cái nhìn trần thế, nhóm mười hai này (trừ Giuda phản bội), sau được bổ sung Matthia, và thánh Phaolô tông đồ dân ngoại, đã làm thay đổi cục diện thế giới như ta chiêm ngưỡng hôm nay.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, trong tuần lễ cầu nguyện cho Giáo hội hiệp nhất, xin Chúa hãy làm cho dân thánh Chúa trở nên một. Và cũng xin Chúa ban nhiều ơn gọi cho thế giới, có nhiều người nhận biết Chúa, ở với Chúa, để ra đi xây dựng thế giới hòa bình và tươi đẹp hơn, Amen.
Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016
HIỂU BIẾT THIÊN CHÚA
THỨ NĂM TUẦN THỨ II – THƯỜNG NIÊN
THÁNH ANÊ, TRINH NỮ, TỬ ĐẠO
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 3, 7-12
LỜI CHÚA : Mc 3, 11
“Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giê-su, thì phủ phục trước mặt Người và kêu lên : “Ông là Con Thiên Chúa !”
SUY NIỆM :
Tin Mừng hôm nay được coi như một bản tóm lược những hoạt động của Đức Giêsu tại vùng phía biển hồ.
Sức hấp dẫn của Chúa Giêsu thật mãnh liệt. Ngài hiện diện ở đâu là dân chúng tuôn đến với Ngài. Những tưởng lánh về phía biển Hồ là nơi hoang vắng, dân chúng sẽ không biết đến. Thế nhưng: “Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xiđôn, người ta lũ lượt đến với Người” (Mc 3, 7b-8).
Có lẽ Ngài lui về vùng này không phải vì sợ bị hãm hại (Mc 3, 6), nhưng để mở rộng phạm vi hoạt động hơn. Dân chúng ít nhiều đã chứng kiến, cảm nghiệm được quyền năng và tình yêu của Chúa qua việc rao giảng và các phép lạ kèm theo.
Tuy nhiên Chúa Giêsu có vẻ dè dặt và e ngại thường lẫn tránh đám đông, vì theo Chúa do tính hiếu kỳ hay mưu cầu lợi lộc mà thiếu hiểu biết về Thiên Chúa, có thể dẫn đến lệch lạc mối tương quan với Ngài, sẽ khiến niềm tin đích thực ra hời hợt dễ bị xói mòn.
Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống, Ngài loan báo về cuộc Tử nạn và Phục sinh, và mời gọi mọi người vác Thập giá mình mỗi ngày đi theo Ngài, để được cứu độ. Đó mới chính là sự hiểu biết về Ngài mà Chúa Giêsu mong đợi tuyên xưng nơi đời sống mỗi người Kitô hữu, chứ không tuyên xưng trên môi miệng như ma quỷ.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Chúa chính là gia nghiệp và cùng đích cuộc đời chúng con. Xin cho chúng sống kết hiệp trong tình yêu Chúa và mọi người tốt đẹp, Amen.
THÁNH ANÊ, TRINH NỮ, TỬ ĐẠO
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 3, 7-12
LỜI CHÚA : Mc 3, 11
“Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giê-su, thì phủ phục trước mặt Người và kêu lên : “Ông là Con Thiên Chúa !”
SUY NIỆM :
Tin Mừng hôm nay được coi như một bản tóm lược những hoạt động của Đức Giêsu tại vùng phía biển hồ.
Sức hấp dẫn của Chúa Giêsu thật mãnh liệt. Ngài hiện diện ở đâu là dân chúng tuôn đến với Ngài. Những tưởng lánh về phía biển Hồ là nơi hoang vắng, dân chúng sẽ không biết đến. Thế nhưng: “Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xiđôn, người ta lũ lượt đến với Người” (Mc 3, 7b-8).
Có lẽ Ngài lui về vùng này không phải vì sợ bị hãm hại (Mc 3, 6), nhưng để mở rộng phạm vi hoạt động hơn. Dân chúng ít nhiều đã chứng kiến, cảm nghiệm được quyền năng và tình yêu của Chúa qua việc rao giảng và các phép lạ kèm theo.
Tuy nhiên Chúa Giêsu có vẻ dè dặt và e ngại thường lẫn tránh đám đông, vì theo Chúa do tính hiếu kỳ hay mưu cầu lợi lộc mà thiếu hiểu biết về Thiên Chúa, có thể dẫn đến lệch lạc mối tương quan với Ngài, sẽ khiến niềm tin đích thực ra hời hợt dễ bị xói mòn.
Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống, Ngài loan báo về cuộc Tử nạn và Phục sinh, và mời gọi mọi người vác Thập giá mình mỗi ngày đi theo Ngài, để được cứu độ. Đó mới chính là sự hiểu biết về Ngài mà Chúa Giêsu mong đợi tuyên xưng nơi đời sống mỗi người Kitô hữu, chứ không tuyên xưng trên môi miệng như ma quỷ.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Chúa chính là gia nghiệp và cùng đích cuộc đời chúng con. Xin cho chúng sống kết hiệp trong tình yêu Chúa và mọi người tốt đẹp, Amen.
TRONG NGÀY SABBAT - CỨU HAY GIẾT
THỨ TƯ TUẦN THỨ II – THƯỜNG NIÊN
Thánh Fabiano, Giáo hoàng, tử đạo; Thánh Sebastiano, tử đạo.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 3, 1-6
LỜI CHÚA : 3, 4
“Rồi Người nói với họ : “Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết người ?” Nhưng họ làm thinh.”
SUY NIỆM :
Bước vào mùa thường niên, Giáo hội giới thiệu ta một loạt bài chủ đề: “Chúa Giêsu là Thiên Chúa, đến từ Thiên Chúa, giảng dạy tình yêu và ban ơn đem lại sự sống”.
Tin Mừng hôm nay là cao điểm của năm cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với các kinh sư hay người Pharisêu (Mc 2, 1-3, 6): về quyền tha tội; Ngài ăn uống với người thu thuế và tội lỗi; môn đệ không ăn chay; môn đệ bứt lúa ngày sabat; và cuối cùng Ngài chữa bệnh trong ngày sabbat.
Thoạt đầu họ nói với nhau: “Ông này là ai mà có quyền tha tội”. Về sau họ nói với các môn đệ: “Sao Thầy các ông ăn uống với người thu và tội lỗi”. Tiếp đến họ với Chúa: “Sao các môn đệ Thầy không ăn chay?”. Lần này họ làm thinh mặc dù Chúa Giêsu gợi ý.
Chúa Giêsu vẫn chữa người khô bại tay: “Anh giơ tay ra !” Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường” (c.5).
Làm việc lành thì ngày nào cũng phải làm; việc dữ thì không được làm. Ngày sabbat dành sum họp tôn thờ Thiên Chúa và là ngày con người gặp gỡ trao tình thân ái với nhau. Trong đời sống người tín hữu ngày sabbat là ngày của niềm vui và hạnh phúc, vì ngày đó được tạo ra cho con người. (Mc 2,27).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, mỗi ngày sống là ngày thờ phượng Chúa trong tin yêu và gặp gỡ anh em trong chân thành. Xin Chúa giúp chúng con sống trọn vẹn cho Chúa và anh em, để lời dạy “mến Chúa yêu người” trong chúng con ngày càng tiến triển hơn như Chúa mong muốn, Amen.
Thánh Fabiano, Giáo hoàng, tử đạo; Thánh Sebastiano, tử đạo.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 3, 1-6
LỜI CHÚA : 3, 4
“Rồi Người nói với họ : “Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết người ?” Nhưng họ làm thinh.”
SUY NIỆM :
Bước vào mùa thường niên, Giáo hội giới thiệu ta một loạt bài chủ đề: “Chúa Giêsu là Thiên Chúa, đến từ Thiên Chúa, giảng dạy tình yêu và ban ơn đem lại sự sống”.
Tin Mừng hôm nay là cao điểm của năm cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với các kinh sư hay người Pharisêu (Mc 2, 1-3, 6): về quyền tha tội; Ngài ăn uống với người thu thuế và tội lỗi; môn đệ không ăn chay; môn đệ bứt lúa ngày sabat; và cuối cùng Ngài chữa bệnh trong ngày sabbat.
Thoạt đầu họ nói với nhau: “Ông này là ai mà có quyền tha tội”. Về sau họ nói với các môn đệ: “Sao Thầy các ông ăn uống với người thu và tội lỗi”. Tiếp đến họ với Chúa: “Sao các môn đệ Thầy không ăn chay?”. Lần này họ làm thinh mặc dù Chúa Giêsu gợi ý.
Chúa Giêsu vẫn chữa người khô bại tay: “Anh giơ tay ra !” Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường” (c.5).
Làm việc lành thì ngày nào cũng phải làm; việc dữ thì không được làm. Ngày sabbat dành sum họp tôn thờ Thiên Chúa và là ngày con người gặp gỡ trao tình thân ái với nhau. Trong đời sống người tín hữu ngày sabbat là ngày của niềm vui và hạnh phúc, vì ngày đó được tạo ra cho con người. (Mc 2,27).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, mỗi ngày sống là ngày thờ phượng Chúa trong tin yêu và gặp gỡ anh em trong chân thành. Xin Chúa giúp chúng con sống trọn vẹn cho Chúa và anh em, để lời dạy “mến Chúa yêu người” trong chúng con ngày càng tiến triển hơn như Chúa mong muốn, Amen.
Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016
SỐNG VUI CÓ CHÚA
THỨ HAI TUẦN THỨ II - THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 2, 18-22
LỜI CHÚA : 2, 19
“Đức Giê-su trả lời : “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được.”
SUY NIỆM :
Trong thời Chúa Giêsu, người Do-Thái gia tăng việc chay tịnh sám hối đón chờ Đấng Cứu Thế. Có một số tin nhận Ngài, và một số khác không nhận ra trong đó có giới giáo quyền Do Thái, mà trong tin mừng hôm nay họ cho là các môn đệ Chúa không ăn chay.
Chay tịnh, cầu nguyện và bố thí là ba hình thái của đời sống đạo đức. Ăn chay để tự kiềm chế mình, làm chủ lấy mình, từ chối những điều mình ham thích, không làm nô lệ ngoại vật, cho tâm hồn nhẹ nhàng siêu thoát. Chúa Giêsu khuyên các môn đệ của mình phải ăn chay để có thể trừ quỷ.
Điều sinh sự rắc rối ở đây là người Pharisêu chê bai môn đệ Chúa để khoe khoang lối sống đạo đức, khắc khổ của mình. Họ muốn hạ các môn đệ và Chúa xuống để người ta khâm phục ý chí mạnh mẽ của họ.
Chúa Giêsu biết rõ lề luật, có một luật ghi rằng: “Những ai đến dự tiệc cưới đều được miễn trừ mọi việc tuân hành nghi lễ tôn giáo để tránh làm giảm niềm vui”. Tuần lễ kết hôn là tuần lễ hạnh phúc nhất của người Do Thái.
Chúa đã ví Ngài là chú rể và các mộn đệ là bạn thân, được mời đến chia sẻ niềm vui với Ngài. Vì vậy họ không thể và càng không được phép ăn chay vì đang chung vui với chú rể.
Như vậy có thể khám phá ra được niềm vui trong đời sống đức tin là sống tình bạn thân thiết với Chúa là hạnh phúc nhất của con người.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tôn trọng mỗi người có ơn gọi riêng biệt mà Chúa đã trao, và cuộc đời họ cố gắng chu toàn. Xin cho chúng con kết hiệp mật thiết với Chúa để được sống vui ngay tại đời này, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 2, 18-22
LỜI CHÚA : 2, 19
“Đức Giê-su trả lời : “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được.”
SUY NIỆM :
Trong thời Chúa Giêsu, người Do-Thái gia tăng việc chay tịnh sám hối đón chờ Đấng Cứu Thế. Có một số tin nhận Ngài, và một số khác không nhận ra trong đó có giới giáo quyền Do Thái, mà trong tin mừng hôm nay họ cho là các môn đệ Chúa không ăn chay.
Chay tịnh, cầu nguyện và bố thí là ba hình thái của đời sống đạo đức. Ăn chay để tự kiềm chế mình, làm chủ lấy mình, từ chối những điều mình ham thích, không làm nô lệ ngoại vật, cho tâm hồn nhẹ nhàng siêu thoát. Chúa Giêsu khuyên các môn đệ của mình phải ăn chay để có thể trừ quỷ.
Điều sinh sự rắc rối ở đây là người Pharisêu chê bai môn đệ Chúa để khoe khoang lối sống đạo đức, khắc khổ của mình. Họ muốn hạ các môn đệ và Chúa xuống để người ta khâm phục ý chí mạnh mẽ của họ.
Chúa Giêsu biết rõ lề luật, có một luật ghi rằng: “Những ai đến dự tiệc cưới đều được miễn trừ mọi việc tuân hành nghi lễ tôn giáo để tránh làm giảm niềm vui”. Tuần lễ kết hôn là tuần lễ hạnh phúc nhất của người Do Thái.
Chúa đã ví Ngài là chú rể và các mộn đệ là bạn thân, được mời đến chia sẻ niềm vui với Ngài. Vì vậy họ không thể và càng không được phép ăn chay vì đang chung vui với chú rể.
Như vậy có thể khám phá ra được niềm vui trong đời sống đức tin là sống tình bạn thân thiết với Chúa là hạnh phúc nhất của con người.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tôn trọng mỗi người có ơn gọi riêng biệt mà Chúa đã trao, và cuộc đời họ cố gắng chu toàn. Xin cho chúng con kết hiệp mật thiết với Chúa để được sống vui ngay tại đời này, Amen.
Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016
RƯỢU NGON TÌNH MỚI.
CHÚA NHẬT THỨ II – THƯỜNG NIÊN – NĂM C
TIN MỪNG CHÚA GIÊ SU KIT Ô THEO THÁNH GIOAN 2, 1-12
LỜI CHÚA : 2, 11
TIN MỪNG CHÚA GIÊ SU KIT Ô THEO THÁNH GIOAN 2, 1-12
LỜI CHÚA : 2, 11
“Chuá Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na, miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.”
SUY NIỆM :
Tin mừng hôm nay thuật lại Chúa Giêsu làm phép rượu tại tiệc cưới Cana. Có Đức Maria, mẹ Ngài và các môn đệ cùng tham dự. Bỗng Đức Mẹ thấy hết rượu, người cầu xin với Chúa. Và Chúa Giêsu đã làm phép lạ biến sáu chum nước trở thành rượu ngon đãi tiệc.
Trong khung cảnh tiệc cưới, Chúa Giêsu tỏ hiện là rượu mới, giao ước mới của thời cứu thế, là hôn phu của Giáo hội, một cộng đoàn mới bao gồm Đức Maria, các tông đồ và cả dân ngoại miền Gallilê tham dự tiệc này.
Chúa Giêsu đã đem đến tin mừng cứu độ, và Chúa cũng mong muốn con người sống trong niềm vui và hạnh phúc. Chúa cũng tỏ cho ta tinh thần sống trọn vẹn ơn gọi làm người, sống trong tình yêu và nhân đức căn bản theo mẫu gương như Chúa đã làm người.
Ngoài ra, Chúa còn cho ta biết của cải vật chất, tiện nghi của trần gian là ân huệ Chúa trao ban, con người được hưởng dùng. Của cải tự nó không xấu, nhưng lòng tham con người mới xấu. Con người cần dùng nó để tôn vinh Thiên Chúa và sinh lợi ích cho anh em.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con, với gia đình, với giáo xứ chúng con. Xin ban cho chúng con rượu tình yêu của Chúa, để chúng con sống vui tươi tận hưởng và để phục vụ Chúa trong tha nhân theo gương Chúa Giêsu, Amen.
Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016
TÌNH YÊU VÀ SỰ CỨU CHUỘC
THỨ BẢY TUẦN THỨ I – THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 2, 13-17
LỜI CHÚA : 2, 15
“Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi cùng ăn với Đức Giê-su và các môn đệ, vì họ đông và đi theo Người.”
SUY NIỆM :
Bài tin mừng hôm nay Chúa Giê su tỏ mình là Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Có ba khung cảnh chính: Chúa giảng dạy ở biển hồ; Chọn Lêvi tại bàn thu thuế; Dự tiệc tại nhà ông.
Theo quan niệm của người Do-Thái hạng thu thuế là người tội lỗi công khai. Phản bội tổ quốc vì đã tiếp tay với ngoại bang, và vi phạm luân lý vì tham lam bóc lột dân chúng. Họ bị ngăn cấm không cho vào Đền Thờ, và xếp hạng cùng với hàng đĩ điếm và trộm cướp.
Chúa Giêsu tha thứ cho người tội lỗi không chỉ qua Lời của Ngài: "Này con, con đã được tha tội rồi" (Mc 2, 5), mà còn qua chính hành động, chính thái độ cư xử của Ngài. Sự tha thứ của Ngài đặc biệt mang tính tương quan, tính liên đới với nhau: đồng bàn với người thu thuế và quân tội lỗi.
Bàn tiệc cộng đoàn là cộng đoàn trước Chúa. Vì thế, việc mời anh chị em tội lỗi vào trong bàn tiệc của cộng đoàn được cứu rỗi là việc diễn tả rất rõ ràng và thật ý nghĩa về sứ điệp của tình yêu Thiên Chúa, tình yêu có sức cảm hóa và cứu chữa.
Lêvi đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa cũng thật ngoạn mục. Ông rời bỏ công việc làm ăn giàu sang thịnh đạt theo Chúa đi rao giảng. Và ông để lại cho nhân loại một gia tài vô giá là sách Tin mừng Matthêu, tên ông sau này.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Chúa yêu thương và cứu chuộc những người tội lỗi sám hối. Chúa là niềm vui và hy vọng cho mỗi người chúng con. Xin giúp chúng con chê ghét tội lỗi để yêu mến Chúa và trở nên giống Chúa nhiều hơn, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 2, 13-17
LỜI CHÚA : 2, 15
“Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi cùng ăn với Đức Giê-su và các môn đệ, vì họ đông và đi theo Người.”
SUY NIỆM :
Bài tin mừng hôm nay Chúa Giê su tỏ mình là Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Có ba khung cảnh chính: Chúa giảng dạy ở biển hồ; Chọn Lêvi tại bàn thu thuế; Dự tiệc tại nhà ông.
Theo quan niệm của người Do-Thái hạng thu thuế là người tội lỗi công khai. Phản bội tổ quốc vì đã tiếp tay với ngoại bang, và vi phạm luân lý vì tham lam bóc lột dân chúng. Họ bị ngăn cấm không cho vào Đền Thờ, và xếp hạng cùng với hàng đĩ điếm và trộm cướp.
Chúa Giêsu tha thứ cho người tội lỗi không chỉ qua Lời của Ngài: "Này con, con đã được tha tội rồi" (Mc 2, 5), mà còn qua chính hành động, chính thái độ cư xử của Ngài. Sự tha thứ của Ngài đặc biệt mang tính tương quan, tính liên đới với nhau: đồng bàn với người thu thuế và quân tội lỗi.
Bàn tiệc cộng đoàn là cộng đoàn trước Chúa. Vì thế, việc mời anh chị em tội lỗi vào trong bàn tiệc của cộng đoàn được cứu rỗi là việc diễn tả rất rõ ràng và thật ý nghĩa về sứ điệp của tình yêu Thiên Chúa, tình yêu có sức cảm hóa và cứu chữa.
Lêvi đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa cũng thật ngoạn mục. Ông rời bỏ công việc làm ăn giàu sang thịnh đạt theo Chúa đi rao giảng. Và ông để lại cho nhân loại một gia tài vô giá là sách Tin mừng Matthêu, tên ông sau này.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Chúa yêu thương và cứu chuộc những người tội lỗi sám hối. Chúa là niềm vui và hy vọng cho mỗi người chúng con. Xin giúp chúng con chê ghét tội lỗi để yêu mến Chúa và trở nên giống Chúa nhiều hơn, Amen.
Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016
ĐƯỢC SẠCH
THỨ NĂM TUẦN THỨ I – THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 1, 40-45
LỜI CHÚA : 1, 41
Đức Giê-su chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo : “Tôi muốn, anh hãy được sạch !”
SUY NIỆM :
Trong sạch là điều kiện thiết yếu để đón nhận Nước Trời và đi vào tương quan với Thiên Chúa.
Tin mừng hôm nay khá độc đáo và lạ thường. Thánh Marcô kể hai tình tiết: phép lạ người phong cùi được chữa lành và Chúa Giêsu tỏ dung nhan thật của Chúa.
Thời đó người ta tin rằng cơ thể là hình ảnh của linh hồn, bệnh hoạn là chứng cứ của tội lỗi. Vì thế mọi người để giữ gìn trong sạch phải tránh đụng chạm đến những bệnh nhân: «Bao lâu còn mắc bệnh, người ấy sẽ còn là ô uế. Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại » (Lv 13 : 46).
Điều này cho thấy là cả người phong hủi và Chúa Giê-su nếu vô tình đến gần nhau là nhất định phải tránh xa nhau. Một điều kinh khủng thời bấy giờ là có thể bị loại trừ vì nhân danh Chúa.
Ngoài ra họ còn giữ một số luật rất phiền hà của tiền nhân: “Họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận;4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng » ( Mc 7 :3-4).
Việc tìm sự trong sạch như thế dĩ nhiên đưa tới thái độ loại trừ những người bị cho là ô uế.
Người phong hủi lẽ ra không được đến gần Chúa Giê-su, và Chúa Giê-su lẽ ra cũng không được sờ vào người phong hủi. Theo luật truyền thống cả Chúa và người phong hủi đều vi phạm.
Chúa biểu lộ dung nhan và quyền năng của Ngài bằng tình thương và tha thứ, tẩy sạch tâm hồn và thể xác cho những ai đặt niềm tin và có sự khiêm nhường.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin tẩy sạch những thói hư xấu xa và tội lỗi trong chúng con, để chúng con nên người mới đón nhận và loan báo tin mừng Thiên Chúa cứu độ, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 1, 40-45
LỜI CHÚA : 1, 41
Đức Giê-su chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo : “Tôi muốn, anh hãy được sạch !”
SUY NIỆM :
Trong sạch là điều kiện thiết yếu để đón nhận Nước Trời và đi vào tương quan với Thiên Chúa.
Tin mừng hôm nay khá độc đáo và lạ thường. Thánh Marcô kể hai tình tiết: phép lạ người phong cùi được chữa lành và Chúa Giêsu tỏ dung nhan thật của Chúa.
Thời đó người ta tin rằng cơ thể là hình ảnh của linh hồn, bệnh hoạn là chứng cứ của tội lỗi. Vì thế mọi người để giữ gìn trong sạch phải tránh đụng chạm đến những bệnh nhân: «Bao lâu còn mắc bệnh, người ấy sẽ còn là ô uế. Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại » (Lv 13 : 46).
Điều này cho thấy là cả người phong hủi và Chúa Giê-su nếu vô tình đến gần nhau là nhất định phải tránh xa nhau. Một điều kinh khủng thời bấy giờ là có thể bị loại trừ vì nhân danh Chúa.
Ngoài ra họ còn giữ một số luật rất phiền hà của tiền nhân: “Họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận;4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng » ( Mc 7 :3-4).
Việc tìm sự trong sạch như thế dĩ nhiên đưa tới thái độ loại trừ những người bị cho là ô uế.
Người phong hủi lẽ ra không được đến gần Chúa Giê-su, và Chúa Giê-su lẽ ra cũng không được sờ vào người phong hủi. Theo luật truyền thống cả Chúa và người phong hủi đều vi phạm.
Chúa biểu lộ dung nhan và quyền năng của Ngài bằng tình thương và tha thứ, tẩy sạch tâm hồn và thể xác cho những ai đặt niềm tin và có sự khiêm nhường.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin tẩy sạch những thói hư xấu xa và tội lỗi trong chúng con, để chúng con nên người mới đón nhận và loan báo tin mừng Thiên Chúa cứu độ, Amen.
Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016
RAO GIẢNG VÀ CHỮA LÀNH
THỨ TƯ SAU TUẦN THỨ I – THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊ SU KIT Ô THEO THÁNH MARC Ô 1, 29-39
LỜI CHÚA : 1, 34
“Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ”
SUY NIỆM :
Bài Tin mừng thánh Marcô tường thuật nôm na hơn một ngày sống của Chúa
Giêsu. Thời đó người Do Thái tính lịch không như ta bây giờ. Một ngày mới của họ
bắt đầu mặt trời lặn chiều hôm nay đến mặt trời lặn chiều hôm sau. Như vậy,
ngày Sabbat là từ chiều thứ Sáu đến chiều thứ Bảy.
Công việc của Chúa trong ngày có ba điều: Rao giảng; Chữa bệnh & trừ
quỷ và Cầu nguyện. Hai việc cho mọi người và một cho riêng mình. Câu cuối tin mừng
là tiếp tục ra đi nơi khác và làm tương tự như vậy.
Nét độc đáo của Chúa Giêsu được xem như Đấng giáo chủ là chữa lành.
Ngài chữa lành tâm hồn cũng như chữa lành thân xác mà không có đấng giáo chủ
tôn giáo nào có thể làm được. Chúa chữa lành con người cách toàn diện ngay khi con
người còn sống. Và Chúa chết và phục sinh vinh hiển, Ngài cũng sẽ cứu độ sự chết
con người cũng một thể như vậy.
Các chữa lành của Chúa Giêsu, có lẽ làm cho ta suy nghĩ lại về những
thuyết giải của ta về đau khổ. Nếu Chúa chữa lành các bệnh, thì bệnh hoạn là sự
dữ. Và nếu Ngài chữa bệnh cùng lúc với loan báo Nước Trời tức là đau khổ đi ngược
lại với chương trình của Thiên Chúa, vì thế phải dứt bỏ đi.
Thiên Chúa tạo dựng con người không để con người hư mất, nhưng cho con
người hưởng sự sống đời đời.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa nhân lành hay thương xót, xin cứu chữa những tâm hồn thống hối
và xin cho họ được hưởng vinh phúc Nước Trời, Amen.
Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016
MỚI MẺ VÀ UY QUYỀN
THỨ BA SAU TUẦN THỨ I – MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 1, 21b-28
LỜI CHÚA : Mc 1, 27
Mọi người đều sững sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau : “Thế nghĩa là gì ?
Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các
thần ô uế và chúng phải tuân lệnh !”
SUY NIỆM :
Nét mới mẻ trong
lời giảng dạy của Chúa Giêsu là không đặt nặng luật lệ, lý thuyết thưởng phạt,
nhưng Ngài giảng dạy tình yêu, lối sống rất thực tế và dễ hiểu. Chúa nói cho biết
Thiên Chúa là Cha yêu thương, giàu lòng thương xót và luôn tha thứ tội lỗi cho con
người. Ngài khuyến khích con người sống tốt lành thánh thiện như Cha các con trên
trời là Đấng thánh thiện. Vì thế, Ngài mang đến cho con người tinh thần sống đạo
mới với niềm vui, hy vọng và hạnh phúc.
Uy quyền tỏ lộ
nơi Chúa Giêsu là lời của Ngài là lời Chúa Cha, vì chính Ngài là Thiên Chúa. Ma
quỷ đang hiện diện nơi hội đường, trong một người bị nó ám buột miệng tuyên
xưng: “Ông
Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng
tôi ? *(c,24). Và uy quyền cũng thể hiện trong những lời chỉnh đốn đã lạc xa,
không đạt đạo, không đạt đến chân lý: “Người xưa dạy…phần Thầy, Thầy dạy các con… ”.
Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ, có uy quyền xua đuổi Satan và mọi xiềng xích
của nó trói buộc con người, trả con người lại trong tình trạng nguyên tuyền, được
tự do làm con cái Thiên Chúa cho những ai tin vào Ngài và Lời Ngài đã ghi chép
trong tin mừng.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin mở lòng chúng con đón nhận tin mừng của Chúa, và xin cho
chúng từ bỏ con đường tội lỗi, quá bám víu vào thực tại trần gian mà đánh mất
những giá trị vĩnh cứu Nước Trời, Amen.
ĐÁP LỜI CHÚA GỌI
THỨ HAI SAU TUẦN I – MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 1, 14-20
LỜI CHÚA : 1, 15
Người nói : “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
SUY NIỆM :
Bắt đầu mùa thường niên, Giáo hội cho ta nghe đoạn tin mừng Marcô, giới thiệu công cuộc rao giảng của Chúa Giêsu, sau khi Chúa đã chịu phép rửa, rồi vào hoang địa ăn chay bốn mươi đêm ngày.
Sứ vụ Chúa Giêsu bắt đầu từ lúc Gioan Tẩy Giả bị nộp, được xem sứ vụ của Gioan kết thúc. Nơi Chúa rao giảng là miền Gallilê và lời đầu tiên của Chúa: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
Câu lời Chúa này tách rời thành hai câu trong văn chương. “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.”; “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
Đầu tiên Chúa tuyên bố thời kỳ trông chờ Đấng Cứu Độ đã hết và bắt đầu Triều Đại Thiên Chúa đã đến. Chúa Giêsu muốn giới thiệu chính Ngài là Đấng Cứu Độ và chính Ngài đến khai mở Nước Thiên Chúa.
Nước Thiên Chúa có thể nhận biết được nhờ sự sám hối và tin vào Tin mừng, không có phương nào khác. Không có sự sám hối thì không thể tin vào Tin mừng và nghiễm nhiên không thể nhìn thấy Nước Thiên Chúa.
Trong cảnh huống này có bốn môn đệ đầu tiên đáp trả lời gọi của Chúa: Simon, Anrê, Giacôbê và Gioan. Tinh thần và thái độ của các môn đệ này cho ta mẫu gương: mau mắn, dứt khoát đời sống cũ để làm cuộc sống mới mẻ hoàn toàn.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin giúp cho chúng con noi gương cách môn đệ và các thánh của Chúa mau mắn đón nhận tin mừng và trở nên môn đệ nhiệt thành rao giảng Nước Chúa, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 1, 14-20
LỜI CHÚA : 1, 15
Người nói : “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
SUY NIỆM :
Bắt đầu mùa thường niên, Giáo hội cho ta nghe đoạn tin mừng Marcô, giới thiệu công cuộc rao giảng của Chúa Giêsu, sau khi Chúa đã chịu phép rửa, rồi vào hoang địa ăn chay bốn mươi đêm ngày.
Sứ vụ Chúa Giêsu bắt đầu từ lúc Gioan Tẩy Giả bị nộp, được xem sứ vụ của Gioan kết thúc. Nơi Chúa rao giảng là miền Gallilê và lời đầu tiên của Chúa: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
Câu lời Chúa này tách rời thành hai câu trong văn chương. “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.”; “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
Đầu tiên Chúa tuyên bố thời kỳ trông chờ Đấng Cứu Độ đã hết và bắt đầu Triều Đại Thiên Chúa đã đến. Chúa Giêsu muốn giới thiệu chính Ngài là Đấng Cứu Độ và chính Ngài đến khai mở Nước Thiên Chúa.
Nước Thiên Chúa có thể nhận biết được nhờ sự sám hối và tin vào Tin mừng, không có phương nào khác. Không có sự sám hối thì không thể tin vào Tin mừng và nghiễm nhiên không thể nhìn thấy Nước Thiên Chúa.
Trong cảnh huống này có bốn môn đệ đầu tiên đáp trả lời gọi của Chúa: Simon, Anrê, Giacôbê và Gioan. Tinh thần và thái độ của các môn đệ này cho ta mẫu gương: mau mắn, dứt khoát đời sống cũ để làm cuộc sống mới mẻ hoàn toàn.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin giúp cho chúng con noi gương cách môn đệ và các thánh của Chúa mau mắn đón nhận tin mừng và trở nên môn đệ nhiệt thành rao giảng Nước Chúa, Amen.
Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016
LỜI CHỨNG CỦA CHÚA CHA
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA.
CHÚA NHẬT THỨ I - THƯỜNG NIÊN, NĂM C.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH LUCA 3, 15-16. 21-22.
LỜI CHÚA : 3, 22
“Có tiếng từ trời
phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".
SUY NIỆM :
Biến cố Chúa
Giêsu chịu phép rửa ở sông Giođan cho ta thấy toàn cảnh đất trời giao hòa thành
một. Và mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, được tỏ
bày.
Chúa Cha cũng
đã giới thiệu với nhân loại rằng Chúa Giêsu: “Con đẹp lòng Cha” bằng sự khiêm hạ,
vâng phục và thi hành trọn vẹn thánh ý Chúa Cha.
Chúa Giêsu vừa chịu
phép rửa xong, trời mở ra. Chúa Giêsu đã nâng thế gian lên cao với
Người. Vì từ khi Adam và Eva, tổ tổng loài người phạm tội, bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, cửa trời đóng lại không cho một ai nhân loại vào. Nay nhờ Chúa Giêsu cửa trời được mở ra.
Trời mở ra, còn mạc khải cho Gioan Tẩy
Giả và những người Do Thái biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa,
đồng thời Thiên Chúa mở cửa trời để
kêu gọi chúng ta hướng về trời, vì quê trời là quê hương chúng ta, và cũng mách bảo rằng, chúng ta không có gì ở dưới đất.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng con
về bí tích rửa tội mà chúng con đã lãnh nhận. Xin cho chúng sống xứng đáng ơn
gọi người Kitô hữu là làm chứng giữa thế Chúa là Tình yêu, Đấng Cứu Độ nhân
thế, Amen.
NGƯỜI PHẢI LỚN LÊN...
THỨ BẢY SAU LỄ HIỂN LINH – MÙA GIÁNG SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 3, 22-30
LỜI CHÚA : 3, 30
“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại".
SUY NIỆM :
Hôm nay là ngày cuối cùng mùa Giáng Sinh, ta được nghe lại lời giới thiệu của thánh Gioan Tẩy Giả Chúa Giê su là Đấng Messia, Đấng Cứu Thế.
Lúc này trên đôi bờ dòng sông Jordan có hai đấng làm phép rửa: Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả. Có lẽ người ta đến với Chúa Giêsu nhiều hơn làm cho người Do Thái và các môn đệ Gioan thắc mắc và tranh luận nhau. Cuối cùng họ kéo nhau đến gặp trực tiếp Gioan thưa trình cho ra vấn đề.
Họ rất khéo lời, đưa ra ngọn nguồn gốc tich biện minh rằng Chúa Giê su đã ở, chịu phép rửa, được làm chứng bởi ông Gioan mà giờ đây có vẻ phản thầy lập phái lôi kéo dân chúng ngay trước mắt thầy của mình.
Ông Gioan từ tốn trả lời và còn nhờ họ: Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói : ‘Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người.’(c, 28). Và ông Gioan vui mừng trọn vẹn vì đã làm tròn sứ mạng và được chứng kiến phép rửa của Đức Kitô, Đấng Cứu Thế.
“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại". Đó là tôn chỉ không những của Gioan Tẩy Giả mà còn là của mọi Kitô hữu. Lời cầu nguyện Chúa Giêsu dạy mà ta thường đọc trên môi: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng…..”.
Làm sáng danh mình mà gạt bỏ hay làm tối danh Chúa là điều không phải đạo.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, ca tụng danh Chúa là bổn phận hằng ngày của chúng con, và sự khiêm nhường là của lễ đẹp lòng Chúa. Xin cho chúng con gắng sức thì hành để xứng đáng với ơn gọi làm con cái Chúa, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 3, 22-30
LỜI CHÚA : 3, 30
“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại".
SUY NIỆM :
Hôm nay là ngày cuối cùng mùa Giáng Sinh, ta được nghe lại lời giới thiệu của thánh Gioan Tẩy Giả Chúa Giê su là Đấng Messia, Đấng Cứu Thế.
Lúc này trên đôi bờ dòng sông Jordan có hai đấng làm phép rửa: Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả. Có lẽ người ta đến với Chúa Giêsu nhiều hơn làm cho người Do Thái và các môn đệ Gioan thắc mắc và tranh luận nhau. Cuối cùng họ kéo nhau đến gặp trực tiếp Gioan thưa trình cho ra vấn đề.
Họ rất khéo lời, đưa ra ngọn nguồn gốc tich biện minh rằng Chúa Giê su đã ở, chịu phép rửa, được làm chứng bởi ông Gioan mà giờ đây có vẻ phản thầy lập phái lôi kéo dân chúng ngay trước mắt thầy của mình.
Ông Gioan từ tốn trả lời và còn nhờ họ: Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói : ‘Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người.’(c, 28). Và ông Gioan vui mừng trọn vẹn vì đã làm tròn sứ mạng và được chứng kiến phép rửa của Đức Kitô, Đấng Cứu Thế.
“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại". Đó là tôn chỉ không những của Gioan Tẩy Giả mà còn là của mọi Kitô hữu. Lời cầu nguyện Chúa Giêsu dạy mà ta thường đọc trên môi: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng…..”.
Làm sáng danh mình mà gạt bỏ hay làm tối danh Chúa là điều không phải đạo.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, ca tụng danh Chúa là bổn phận hằng ngày của chúng con, và sự khiêm nhường là của lễ đẹp lòng Chúa. Xin cho chúng con gắng sức thì hành để xứng đáng với ơn gọi làm con cái Chúa, Amen.
Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016
LÀM CHỨNG CHO CHÚA
THỨ SÁU SAU LỄ HIỂN LINH – MÙA GIÁNG SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH LUCA 5, 12-16
LỜI CHÚA : 5, 14
“Người
bảo : “Hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được sạch, và hãy dâng của lễ như
ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.”
SUY
NIỆM :
Bài Tin
mừng hôm nay rất đơn giản thuật lại Chúa Giê su chữa người phong hủi toàn thân
được sạch bằng cách vừa chạm tay vào anh vừa nói: “Tôi
muốn, anh hãy được sạch” (c.13).
Tuy nhiên toàn cảnh nói lên thực
thể tương phản trong xã hội con người và tình yêu Thiên Chúa. Người phong hủi
theo luật phải bị loại ra ngoài xã hội vì bị coi là ô uế. Nghiễm nhiên họ bị tước
đoạt cả nhân vị và nhân phẩm của mình là từ chối sự hiện hữu của họ trong xã hội,
trên trần thế.
Chúa Giêsu giơ tay chạm vào anh (c.13)
như hành vi đón nhận anh, đón nhận tất cả những gì tâm trí anh có trước đó: đau
khổ và tuyệt vọng; và đón nhận cả tâm trạng hiện tại: lòng tín thác và sự khiêm
hạ “sấp mặt xuống”. Ngài ban tặng lại cho anh tất cả những gì đã mất, và còn
giao cho anh chia sẻ sứ vụ của Ngài: “đi làm chứng cho người ta biết”.
Người phong hủi trong Tin mừng là
hình ảnh chúng ta, mặc dù chúng ta không bị phong hủi về thân xác. Song le
chúng ta mang nhiều bệnh hoạn, tội lỗi trong tâm hồn không chữa được.
Đến với Chúa Giêsu, Đấng Quyền
Năng, Thương Xót và Chữa Lành! Và cũng hãy đi làm chứng cho Ngài bằng cuộc sống
trong sạch thánh thiện giữa lòng thế giới sa đọa hôm nay.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin giúp chúng con tìm đến
anh em, nhất là những người sống trong cảnh chịu thiệt thòi của xã hội bằng những
cử chỉ nhỏ bé, để làm chứng được Chúa quan tâm chăm sóc và cứu chữa chúng con,
Amen.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)