THỨ BẢY TUẦN THỨ II – MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 6, 16-21
LỜI CHÚA : Ga 6, 21
“Các ông muốn rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc đó thuyền đã tới bờ, nơi các ông định đến.”
SUY NIỆM :
Đoạn Tin mừng tương đối ngắn, nhưng đầy bí ẩn. Sau phép lạ bánh hóa nhiều, dân chúng muốn tôn Chúa Giêsu làm vua ( Ga 6, 15 ); Ngài lánh mặt và đi lên núi một mình cầu nguyện; còn các môn đệ xuống thuyền đi về phía Capharnaum bên kia Biển Hồ (16-17).
Vắng Chúa mọi việc không thể thực hiện được, các môn đệ chèo chống vùng vẫy một mình xem ra có vẻ như bất lực. Bức màn về căn tính mầu nhiệm của Chúa Giêsu từ từ được vén lên. Cảnh tượng diễn ra vào ban đêm (17), thời điểm thuận tiện cho mạc khải.
Chúa Giêsu làm ba phép lạ liền: sóng biển im lặng, đi trên mặt nước và vừa mới ra khơi khoảng 5 - 6 km, gặp Chúa, các môn đệ muốn rước Ngài lên thuyền, ngay lúc đó thuyền đã tới bên kia bờ, nơi các ông định đến (17-21).
Các môn đệ đi từ hoảng sợ này đến hoảng sợ khác. Đầu tiên hoảng sợ vì biển động gió lớn giữa đêm tối, tiếp đến hoảng sợ vì thấy Chúa đi trên mặt nước tưởng là ma. Đối với người Do thái biển là vương quốc của sự dữ.
"Thầy đây mà, đừng sợ! " (20). Đúng vào lúc cảm thấy mình yếu đuối, sự can thiệp của Chúa là cần thiết. Như một Môsê mới vượt qua Biển Đỏ, một vị thần linh, Chúa Giêsu đến với họ trấn an, làm tan biến mọi sợ hãi.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Chúa là hạnh phúc và an vui của cuộc đời chúng con, Amen.
Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017
Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017
ƠN CHÚA DƯ DẬT
THỨ SÁU TUẦN THỨ II – MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 6, 1-15
LỜI CHÚA : Ga 6, 12
“Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: "Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi."
SUY NIỆM :
Phần mở đầu (1-4) tác giả giới thiệu các chi tiết ta có cảm tưởng như là bài tường thuật chính xác. Tuy nhiên ở thân bài (5-13) ta sẽ gặp nhiều yếu tố quá khứ mang tính biểu tượng: đám đông, có nhiều cỏ v.v…
Phép lạ hóa bánh ra nhiều từ năm chiếc bánh và hai con cá có hai ẩn ý liên quan đến Kinh Thánh. Trước hết, liên tưởng đến Êlisê (2V4,42-44), hóa bánh lúa mạch ra nhiều đến nỗi “ăn xong hãy còn dư như lời Chúa phán”.
Thứ đến, gợi lại phép lạ man-na trong sa mạc cho đoàn dân bước đi dưới sự lãnh đạo của Môsê. Thời kỳ Xuất hành mà dân Do thái mong đợi cho thời cuối cùng, nay được lặp lại.
Cũng nói thêm rằng trình thuật này còn gợi lên bí tích Thánh Thể. “Cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát” cũng giống như thể thức vào buổi chiều tiệc ly, Chính Chúa phân phát chứ không phải các môn đệ (11).
"Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi" (12). Chúa Giêsu trao ban ân huệ dư dật. Chúa đến “để mọi người được sống và sống dồi dào (10-10).
Phần kết (14-15) có sự hiểu lầm trầm trọng. Dân chúng nhìn nhận: "Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!" và muốn tôn Ngài làm vua.
Chúa Giêsu phải lánh đi vì dân chúng cầu mong trông đợi một Đấng Mêsia trần thế, còn Chúa thì muốn bày tỏ điều gì đó về căn tính của Ngài cắm sâu trong lịch sử thánh đã nói đến: Đấng Cứu Chuộc, Đấng ban sự sống đời đời.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng biết cộng tác với Chúa để cứu rỗi lình hồn, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 6, 1-15
LỜI CHÚA : Ga 6, 12
“Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: "Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi."
SUY NIỆM :
Phần mở đầu (1-4) tác giả giới thiệu các chi tiết ta có cảm tưởng như là bài tường thuật chính xác. Tuy nhiên ở thân bài (5-13) ta sẽ gặp nhiều yếu tố quá khứ mang tính biểu tượng: đám đông, có nhiều cỏ v.v…
Phép lạ hóa bánh ra nhiều từ năm chiếc bánh và hai con cá có hai ẩn ý liên quan đến Kinh Thánh. Trước hết, liên tưởng đến Êlisê (2V4,42-44), hóa bánh lúa mạch ra nhiều đến nỗi “ăn xong hãy còn dư như lời Chúa phán”.
Thứ đến, gợi lại phép lạ man-na trong sa mạc cho đoàn dân bước đi dưới sự lãnh đạo của Môsê. Thời kỳ Xuất hành mà dân Do thái mong đợi cho thời cuối cùng, nay được lặp lại.
Cũng nói thêm rằng trình thuật này còn gợi lên bí tích Thánh Thể. “Cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát” cũng giống như thể thức vào buổi chiều tiệc ly, Chính Chúa phân phát chứ không phải các môn đệ (11).
"Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi" (12). Chúa Giêsu trao ban ân huệ dư dật. Chúa đến “để mọi người được sống và sống dồi dào (10-10).
Phần kết (14-15) có sự hiểu lầm trầm trọng. Dân chúng nhìn nhận: "Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!" và muốn tôn Ngài làm vua.
Chúa Giêsu phải lánh đi vì dân chúng cầu mong trông đợi một Đấng Mêsia trần thế, còn Chúa thì muốn bày tỏ điều gì đó về căn tính của Ngài cắm sâu trong lịch sử thánh đã nói đến: Đấng Cứu Chuộc, Đấng ban sự sống đời đời.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng biết cộng tác với Chúa để cứu rỗi lình hồn, Amen.
Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017
ĐẤNG TỪ TRÊN CAO
THỨ NĂM TUẦN THỨ II – MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 3, 31-36
LỜI CHÚA : Ga 3, 34
“Quả vậy, Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn.”
SUY NIỆM :
Bằng những hình ảnh đối lập: trời cao - đất thấp, Chúa Giêsu mạc khải thiên tính của Ngài; mời gọi dấn bước theo Ngài để được sự sống đời đời.
Chúa Giêsu được Thiên Chúa sai đi, nên Ngài là Người của Thiên Chúa (34-35). Thiên Chúa yêu thương và trao ban Thần Khí vô ngần vô hạn, cũng như Chúa Cha trao ban mọi sự trong tay Ngài. Điều này xác nhận Ngài chính là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa.
Như vậy rõ ràng sự hiểu biết đích thực về Thiên Chúa là sự hiểu biết do Đấng từ trời xuống. Và sự làm chứng của Chúa Giêsu là chứng thật. Ai nhận lời chứng của Ngài, thì xác nhận Thiên Chúa là Đấng chân thật (33).
Vấn đề quan trọng tùy thuộc mỗi người có tin nhận, dám dấn thân theo Chúa Giêsu, và bước đi trên con đường Ngài đã vạch ra hay không. Sự sống đời đời và cơn thịnh nộ đè nặng trên vai (36) là hậu quả của việc chọn lựa, duy chỉ một lần nhưng kéo dài vĩnh cữu.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn ý thức rằng chúng con thuộc về Chúa để yêu mến Lời Chúa dạy hầu đạt được sự sống đời đời, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 3, 31-36
LỜI CHÚA : Ga 3, 34
“Quả vậy, Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn.”
SUY NIỆM :
Bằng những hình ảnh đối lập: trời cao - đất thấp, Chúa Giêsu mạc khải thiên tính của Ngài; mời gọi dấn bước theo Ngài để được sự sống đời đời.
Chúa Giêsu được Thiên Chúa sai đi, nên Ngài là Người của Thiên Chúa (34-35). Thiên Chúa yêu thương và trao ban Thần Khí vô ngần vô hạn, cũng như Chúa Cha trao ban mọi sự trong tay Ngài. Điều này xác nhận Ngài chính là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa.
Như vậy rõ ràng sự hiểu biết đích thực về Thiên Chúa là sự hiểu biết do Đấng từ trời xuống. Và sự làm chứng của Chúa Giêsu là chứng thật. Ai nhận lời chứng của Ngài, thì xác nhận Thiên Chúa là Đấng chân thật (33).
Vấn đề quan trọng tùy thuộc mỗi người có tin nhận, dám dấn thân theo Chúa Giêsu, và bước đi trên con đường Ngài đã vạch ra hay không. Sự sống đời đời và cơn thịnh nộ đè nặng trên vai (36) là hậu quả của việc chọn lựa, duy chỉ một lần nhưng kéo dài vĩnh cữu.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn ý thức rằng chúng con thuộc về Chúa để yêu mến Lời Chúa dạy hầu đạt được sự sống đời đời, Amen.
Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017
TIN YÊU VÀ ĐÓN NHẬN
THỨ TƯ TUẦN THỨ II – MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 3, 16-21
LỜI CHÚA : Ga 3, 21
Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."
SUY NIỆM :
Tình yêu vừa trừu tượng vừa cụ thể. Nó trừu tượng vì không thể sờ mó cân đo đong đếm; Nó cụ thể vì đòi hỏi gần gũi và cho đi hầu người được yêu hưởng những điều tốt đẹp nhất.
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một, và sai Con của Người đến thế gian (16-17). Gioan nói lên tột đỉnh tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại. Ngài không ban thiên thần, không ban đầy tớ, nhưng chính Con Một.
Mục đích mối tình củaThiên Chúa và con người, hay sứ mạng Con của Người được sai đến thế gian rất rõ: cứu độ và ban sự sống đời đời.
Tuy nhiên, món quà là Chúa Giêsu mà Thiên Chúa ban tặng vô điều kiện, thì mời gọi sự đáp trả của con người một cách tự nguyện và tự do.
Chúa Giêsu đòi hỏi mỗi người ngay bây giờ phải lựa chọn (18-21): “tin vào Con của Người”. Tính quyết liệt của lựa chọn và tính tức khắc ngay bây giờ mà việc xét xử được đặt ra trên niềm tin vào Đấng mạc khải.
Sự đối nghịch ánh sáng và bóng tối của bản án nói lên ơn cứu độ hoặc án phạt. Hễ ai sống theo sự thật thì thích làm việc tốt và đến cùng ánh sáng. Ngược lại, ai làm điều xấu xa thì thích bóng tối hơn ánh sáng.
Chính tự do của con người kéo theo sự chia cách và bản án đến cho họ.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con yêu sự thật và làm đi
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 3, 16-21
LỜI CHÚA : Ga 3, 21
Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."
SUY NIỆM :
Tình yêu vừa trừu tượng vừa cụ thể. Nó trừu tượng vì không thể sờ mó cân đo đong đếm; Nó cụ thể vì đòi hỏi gần gũi và cho đi hầu người được yêu hưởng những điều tốt đẹp nhất.
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một, và sai Con của Người đến thế gian (16-17). Gioan nói lên tột đỉnh tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại. Ngài không ban thiên thần, không ban đầy tớ, nhưng chính Con Một.
Mục đích mối tình củaThiên Chúa và con người, hay sứ mạng Con của Người được sai đến thế gian rất rõ: cứu độ và ban sự sống đời đời.
Tuy nhiên, món quà là Chúa Giêsu mà Thiên Chúa ban tặng vô điều kiện, thì mời gọi sự đáp trả của con người một cách tự nguyện và tự do.
Chúa Giêsu đòi hỏi mỗi người ngay bây giờ phải lựa chọn (18-21): “tin vào Con của Người”. Tính quyết liệt của lựa chọn và tính tức khắc ngay bây giờ mà việc xét xử được đặt ra trên niềm tin vào Đấng mạc khải.
Sự đối nghịch ánh sáng và bóng tối của bản án nói lên ơn cứu độ hoặc án phạt. Hễ ai sống theo sự thật thì thích làm việc tốt và đến cùng ánh sáng. Ngược lại, ai làm điều xấu xa thì thích bóng tối hơn ánh sáng.
Chính tự do của con người kéo theo sự chia cách và bản án đến cho họ.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con yêu sự thật và làm đi
Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017
RA ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG
NGÀY 25 THÁNG 4
THÁNH MARCÔ, THÁNH SỬ (lễ kính)
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 16, 15-20
LỜI CHÚA : Mc 16, 20
“Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.”
SUY NIỆM :
Sau khi hiện ra chính nhóm Mười Một, tác giả Marcô không cho biết thêm gì về những dấu tích thương tổn của Chúa Giêsu như Luca và Gioan, để họ có thể nhận ra Ngài, rồi Chúa sai họ đi rao giảng tứ phương thiên hạ (15).
Đức tin và phép rửa sẽ cứu rỗi nhân loại. Sự lãnh hội Tin mừng nhất thiết: phải tin. Phép rửa đến sau như sự đăng quang tất yếu cho họ (16). Không được tách đức tin ra khỏi phép rửa và ngược lại, đồng thời cũng không tách họ ra khỏi con đường cứu độ họ đã quyết tâm dấn bước.
Ngược lại, kẻ nào từ chối đức tin, với ý thức và tự do khi đã biết đến Tin mừng, kẻ ấy tự kết án chính mình. Có lẽ tác giả muốn nói đến thảm trạng dân Chúa đã tuyển chọn chăng. Cuối cùng là những dấu chỉ đi kèm người tín hữu hầu họ chu toàn được sứ mạng lãnh nhận (5-18).
Câu cuối (20) cho thấy giáo hội sơ khai hết sức ý thức lệnh truyền của Chúa Giêsu, cùng nhấn mạnh đến sự hiện diện sống động và hữu hiệu của Chúa Giêsu trong hoạt động truyền giáo: chính Đấng Phục Sinh làm việc cùng với các tín hữu.
Tin mừng có sức cứu rỗi hết thảy những ai làm chứng cho Tin mừng, và tiếp nhận Tin mừng trong đức tin.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho mọi dân tộc đón nhận Tin mừng của Chúa, và xin cho các tín hữu sống xứng đáng với Tin mừng mà họ đã đón nhận, Amen.
THÁNH MARCÔ, THÁNH SỬ (lễ kính)
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 16, 15-20
LỜI CHÚA : Mc 16, 20
“Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.”
SUY NIỆM :
Sau khi hiện ra chính nhóm Mười Một, tác giả Marcô không cho biết thêm gì về những dấu tích thương tổn của Chúa Giêsu như Luca và Gioan, để họ có thể nhận ra Ngài, rồi Chúa sai họ đi rao giảng tứ phương thiên hạ (15).
Đức tin và phép rửa sẽ cứu rỗi nhân loại. Sự lãnh hội Tin mừng nhất thiết: phải tin. Phép rửa đến sau như sự đăng quang tất yếu cho họ (16). Không được tách đức tin ra khỏi phép rửa và ngược lại, đồng thời cũng không tách họ ra khỏi con đường cứu độ họ đã quyết tâm dấn bước.
Ngược lại, kẻ nào từ chối đức tin, với ý thức và tự do khi đã biết đến Tin mừng, kẻ ấy tự kết án chính mình. Có lẽ tác giả muốn nói đến thảm trạng dân Chúa đã tuyển chọn chăng. Cuối cùng là những dấu chỉ đi kèm người tín hữu hầu họ chu toàn được sứ mạng lãnh nhận (5-18).
Câu cuối (20) cho thấy giáo hội sơ khai hết sức ý thức lệnh truyền của Chúa Giêsu, cùng nhấn mạnh đến sự hiện diện sống động và hữu hiệu của Chúa Giêsu trong hoạt động truyền giáo: chính Đấng Phục Sinh làm việc cùng với các tín hữu.
Tin mừng có sức cứu rỗi hết thảy những ai làm chứng cho Tin mừng, và tiếp nhận Tin mừng trong đức tin.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho mọi dân tộc đón nhận Tin mừng của Chúa, và xin cho các tín hữu sống xứng đáng với Tin mừng mà họ đã đón nhận, Amen.
Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017
NẺO ĐƯỜNG DẪN ĐẾN ĐỨC TIN
CHÚA NHẬT THỨ II PHỤC SINH – MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 20, 19-31
LỜI CHÚA : 20, 28-29
" Ông Tôma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! ". Đức Giêsu bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin! "
SUY NIỆM :
Các ông còn lo sợ trốn tránh người Do thái. Chính trong cảnh cửa đóng then cài này, Chúa Giêsu hiện đến (19). Không thấy nói đến bằng cách nào, đơn giản Ngài hiện diện cách khác loài người, không còn lệ thuộc bởi vật lý.
Như thuở sinh thời, Chúa đến là nguồn bình an. Ngài chúc họ: "Bình an cho anh em! ". Đây không chỉ lời chào xã giao, mà còn có nghĩa là món quà hữu hiệu ơn cứu độ, của niềm vui và của bình an.
Các dấu thương trên tay và cạnh sườn Ngài (20) chứng tỏ, dù hiện diện khác thường, Đấng ở giữa họ lúc này chính là Đấng chịu đóng đinh, là Chúa Giêsu. Bấy giờ lo âu sợ hãi tiêu tan, các môn đệ hân hoan vui mừng (20).
Những lần hiện ra trước hướng tới mở màn cho một sự vụ: "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." (21). “Như” ở đây không chỉ là sự so sánh; đây là căn nguyên, nền móng, nguồn gốc xuất xứ. Các môn đệ được sai đi (làm tông đồ), kéo dài hoạt động của Chúa Giêsu từ ý của Chúa Cha.
Chúa Giêsu mà Thiên Chúa đã tôn làm Chúa, thổi quyền năng của Thần Khí trên các tông đồ (22). Như Thiên Chúa, rồi Đấng được sai là Chúa Giêsu, họ có thể tha tội, nghĩa là thanh tẩy tội lỗi trong quyền năng cái chết của Chúa Giêsu. Thần Khí kết buộc họ chặt chẽ đến nỗi khi họ tha hay cầm tội ai, thì chính Thiên Chúa qua họ, mà tha cũng như cầm giữ tội lỗi (23).
Sự vắng mặt, nhất là cứng lòng của Tôma bắt Chúa Giêsu hiện đến lần thứ hai chăng. Ông thuộc nhóm Mười Một, lại chối từ cùng với bạn đi theo Chúa trong đức tin vào Chúa Giêsu hằng sống, không tin lời chứng các tông đồ còn nghi ngờ Chúa Giêsu sống lại. Ngài đã đáp ứng yêu cầu của ông. Bấy giờ ông tuyên tín: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!".
Tôma ban đầu thì xa Chúa nhất, nhưng sau thì gần Chúa nhất. Lời tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa và Thiên Chúa, là đức tin tuyệt vời. Tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn kết luận: Hạnh phúc cho kẻ không thấy mà tin (24-29).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin chúc lành cho các công cuộc truyền giáo của hội thánh, và xin cho ngày càng có nhiều người tin vào Chúa Phục Sinh, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 20, 19-31
LỜI CHÚA : 20, 28-29
" Ông Tôma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! ". Đức Giêsu bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin! "
SUY NIỆM :
Các ông còn lo sợ trốn tránh người Do thái. Chính trong cảnh cửa đóng then cài này, Chúa Giêsu hiện đến (19). Không thấy nói đến bằng cách nào, đơn giản Ngài hiện diện cách khác loài người, không còn lệ thuộc bởi vật lý.
Như thuở sinh thời, Chúa đến là nguồn bình an. Ngài chúc họ: "Bình an cho anh em! ". Đây không chỉ lời chào xã giao, mà còn có nghĩa là món quà hữu hiệu ơn cứu độ, của niềm vui và của bình an.
Các dấu thương trên tay và cạnh sườn Ngài (20) chứng tỏ, dù hiện diện khác thường, Đấng ở giữa họ lúc này chính là Đấng chịu đóng đinh, là Chúa Giêsu. Bấy giờ lo âu sợ hãi tiêu tan, các môn đệ hân hoan vui mừng (20).
Những lần hiện ra trước hướng tới mở màn cho một sự vụ: "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." (21). “Như” ở đây không chỉ là sự so sánh; đây là căn nguyên, nền móng, nguồn gốc xuất xứ. Các môn đệ được sai đi (làm tông đồ), kéo dài hoạt động của Chúa Giêsu từ ý của Chúa Cha.
Chúa Giêsu mà Thiên Chúa đã tôn làm Chúa, thổi quyền năng của Thần Khí trên các tông đồ (22). Như Thiên Chúa, rồi Đấng được sai là Chúa Giêsu, họ có thể tha tội, nghĩa là thanh tẩy tội lỗi trong quyền năng cái chết của Chúa Giêsu. Thần Khí kết buộc họ chặt chẽ đến nỗi khi họ tha hay cầm tội ai, thì chính Thiên Chúa qua họ, mà tha cũng như cầm giữ tội lỗi (23).
Sự vắng mặt, nhất là cứng lòng của Tôma bắt Chúa Giêsu hiện đến lần thứ hai chăng. Ông thuộc nhóm Mười Một, lại chối từ cùng với bạn đi theo Chúa trong đức tin vào Chúa Giêsu hằng sống, không tin lời chứng các tông đồ còn nghi ngờ Chúa Giêsu sống lại. Ngài đã đáp ứng yêu cầu của ông. Bấy giờ ông tuyên tín: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!".
Tôma ban đầu thì xa Chúa nhất, nhưng sau thì gần Chúa nhất. Lời tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa và Thiên Chúa, là đức tin tuyệt vời. Tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn kết luận: Hạnh phúc cho kẻ không thấy mà tin (24-29).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin chúc lành cho các công cuộc truyền giáo của hội thánh, và xin cho ngày càng có nhiều người tin vào Chúa Phục Sinh, Amen.
Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017
ĐỨC TIN CÁC TÔNG ĐỒ.
THỨ BẢY TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 16, 9-15
LỜI CHÚA : Mc 16, 15
Người nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo."
SUY NIỆM :
Rất vắn gọn Marcô tóm tắt ba lần Chúa Giêsu hiện ra, lần này cho nhóm Mười Một, nhấn mạnh sự cứng lòng của họ, đồng thời, nêu lên mục đích sự hiện ra của Chúa: sai các ông ra đi “loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo".
Lần đầu tiên Chúa Giêsu hiện ra với bà Maria Magdala, người bị bảy quỷ ám, được tường thuật chi tiết ở Gioan 20,11-18. Nhóm Mười Một giống bà ở chỗ lúc này còn đang buồn bã khóc lóc không tin lời bà thuật đã thấy Ngài (10-11).
Tiếp đến hai Môn đệ từ làng Emmaus về, sau khi họ gặp, trò chuyện và dùng bữa với Ngài, các ông vui mừng trở lại Giêrusalem thuật lại những gì các ông đã nghe, đã thấy. Các ông cũng không tin nốt (12-13).
Sau khi thất bại trong hai lần cố “tỏ mình ra” cho các môn đệ, cuối cùng Chúa Giêsu hiện ra thẳng với nhóm cứng lòng không tin này. Ngoài việc khóc thương nêu trên, nhóm này được các tin mừng đặc biệt nói đến là ngờ vực và nghi hoặc (Mt 28,17); (Ga 20,20).
Không còn sai chậy nữa, các ông đã tin. Bấy giờ Chúa Giêsu nói: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo" (15).
Đến đây, ta có thể chiêm ngắm Giáo hội sơ khai thời các tông đồ thật đáng ngưỡng mộ. Các ngài đã ý thức thi hành sứ mạng ra đi loan báo cách mãnh liệt, hy sinh cả mạng sống để làm chứng niềm tin của mình.
Giáo hội Kitô được hình thành trên nền tảng sự xác thực việc phục sinh của Chúa Giêsu. Có thể nói không có sự phục sinh, không có Giáo hội. Và Hội thánh được xây dựng trên đức tin của các tông đồ về Đấng Phục Sinh vậy.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho muôn dân các nước tin vào sự phục sinh của Con Chúa, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MARCÔ 16, 9-15
LỜI CHÚA : Mc 16, 15
Người nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo."
SUY NIỆM :
Rất vắn gọn Marcô tóm tắt ba lần Chúa Giêsu hiện ra, lần này cho nhóm Mười Một, nhấn mạnh sự cứng lòng của họ, đồng thời, nêu lên mục đích sự hiện ra của Chúa: sai các ông ra đi “loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo".
Lần đầu tiên Chúa Giêsu hiện ra với bà Maria Magdala, người bị bảy quỷ ám, được tường thuật chi tiết ở Gioan 20,11-18. Nhóm Mười Một giống bà ở chỗ lúc này còn đang buồn bã khóc lóc không tin lời bà thuật đã thấy Ngài (10-11).
Tiếp đến hai Môn đệ từ làng Emmaus về, sau khi họ gặp, trò chuyện và dùng bữa với Ngài, các ông vui mừng trở lại Giêrusalem thuật lại những gì các ông đã nghe, đã thấy. Các ông cũng không tin nốt (12-13).
Sau khi thất bại trong hai lần cố “tỏ mình ra” cho các môn đệ, cuối cùng Chúa Giêsu hiện ra thẳng với nhóm cứng lòng không tin này. Ngoài việc khóc thương nêu trên, nhóm này được các tin mừng đặc biệt nói đến là ngờ vực và nghi hoặc (Mt 28,17); (Ga 20,20).
Không còn sai chậy nữa, các ông đã tin. Bấy giờ Chúa Giêsu nói: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo" (15).
Đến đây, ta có thể chiêm ngắm Giáo hội sơ khai thời các tông đồ thật đáng ngưỡng mộ. Các ngài đã ý thức thi hành sứ mạng ra đi loan báo cách mãnh liệt, hy sinh cả mạng sống để làm chứng niềm tin của mình.
Giáo hội Kitô được hình thành trên nền tảng sự xác thực việc phục sinh của Chúa Giêsu. Có thể nói không có sự phục sinh, không có Giáo hội. Và Hội thánh được xây dựng trên đức tin của các tông đồ về Đấng Phục Sinh vậy.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho muôn dân các nước tin vào sự phục sinh của Con Chúa, Amen.
Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017
NGƯỜI TỎ MÌNH RA
THỨ SÁU TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 21, 1-14
LỜI CHÚA : Ga 21, 12
“Đức Giê-su nói: "Anh em đến mà ăn!" Không ai trong các môn đệ dám hỏi "Ông là ai? ", vì các ông biết rằng đó là Chúa.”
SUY NIỆM :
Cuộc hiện ra này được câu mở đầu và câu kết nêu đến ba lần: “tỏ mình ra”. Chúa Giêsu can thiệp yêu cầu thả lưới tiếp, sau một đêm trắng thất bại, và đạt được mẻ cá lạ lùng, bản văn còn nói lên vai trò đặc biệt của Simôn Phêrô.
Vấn đề như đã khép lại, mỗi người trở lại nghề nghiệp cũ của mình. Tại biển hồ Tibêria, Phêrô khởi xướng quăng chài cùng sáu người tham gia: Toma, Nathanaen (Batolomeo), Yacobe, Yoan và 2 người khác không rõ tên (2-3).
Chuyến đi không kết quả của những ngư chài chuyên nghiệp có thể tượng trưng cho sự chán nản, nghèo nàn và kém cỏi trong các hoạt động của các ông khi vắng bóng Chúa Giêsu. Cảnh tượng “tỏ mình ra” cho thấy Ngài yêu các môn đệ, yêu Phêrô, đến cùng.
Ở đây, nhờ dấu lạ mẻ cá đã mở mắt người môn đệ Chúa yêu nhận ra Chúa Giêsu, chính ông mách cho Phêrô: "Chúa đó! ". Phêrô vội tách mình ra khỏi nhóm biểu lộ lòng hăng hái vốn có, và cũng chứng tỏ ông trở lại cùng Thầy sau khi phản bội (7-8).
Vâng lời Chúa, ông thả lưới một lần nữa, thể hiện địa vị đứng đầu của vị mục tử. Khi kéo lưới nặng đầy những 153 con cá, hình ảnh này như bước chuyển tiếp từ người bắt lưới cá sang bắt lưới người sau này.
Cách kỳ lạ nữa, trên bờ bữa ăn đã chuẩn bj sẵn có cá và bánh (9,14). Không hoàn toàn giống như bữa tiệc Thánh Thể, tuy nhiên, nghi thức “Người cầm bánh vào trao cho các ông” giống như lúc hóa bánh ra nhiều (6,11).
Các tín hữu luôn nhớ rằng Chúa Giêsu vinh hiển đang chờ đợi, và đang chuẩn bị bữa ăn như thế để nuôi dưỡng mình. Và Ngài cũng tạo điều kiện cho ta gặp gỡ Ngài. Người luôn “tỏ mình ra”.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con đặt trọn niềm tin tưởng Chúa, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 21, 1-14
LỜI CHÚA : Ga 21, 12
“Đức Giê-su nói: "Anh em đến mà ăn!" Không ai trong các môn đệ dám hỏi "Ông là ai? ", vì các ông biết rằng đó là Chúa.”
SUY NIỆM :
Cuộc hiện ra này được câu mở đầu và câu kết nêu đến ba lần: “tỏ mình ra”. Chúa Giêsu can thiệp yêu cầu thả lưới tiếp, sau một đêm trắng thất bại, và đạt được mẻ cá lạ lùng, bản văn còn nói lên vai trò đặc biệt của Simôn Phêrô.
Vấn đề như đã khép lại, mỗi người trở lại nghề nghiệp cũ của mình. Tại biển hồ Tibêria, Phêrô khởi xướng quăng chài cùng sáu người tham gia: Toma, Nathanaen (Batolomeo), Yacobe, Yoan và 2 người khác không rõ tên (2-3).
Chuyến đi không kết quả của những ngư chài chuyên nghiệp có thể tượng trưng cho sự chán nản, nghèo nàn và kém cỏi trong các hoạt động của các ông khi vắng bóng Chúa Giêsu. Cảnh tượng “tỏ mình ra” cho thấy Ngài yêu các môn đệ, yêu Phêrô, đến cùng.
Ở đây, nhờ dấu lạ mẻ cá đã mở mắt người môn đệ Chúa yêu nhận ra Chúa Giêsu, chính ông mách cho Phêrô: "Chúa đó! ". Phêrô vội tách mình ra khỏi nhóm biểu lộ lòng hăng hái vốn có, và cũng chứng tỏ ông trở lại cùng Thầy sau khi phản bội (7-8).
Vâng lời Chúa, ông thả lưới một lần nữa, thể hiện địa vị đứng đầu của vị mục tử. Khi kéo lưới nặng đầy những 153 con cá, hình ảnh này như bước chuyển tiếp từ người bắt lưới cá sang bắt lưới người sau này.
Cách kỳ lạ nữa, trên bờ bữa ăn đã chuẩn bj sẵn có cá và bánh (9,14). Không hoàn toàn giống như bữa tiệc Thánh Thể, tuy nhiên, nghi thức “Người cầm bánh vào trao cho các ông” giống như lúc hóa bánh ra nhiều (6,11).
Các tín hữu luôn nhớ rằng Chúa Giêsu vinh hiển đang chờ đợi, và đang chuẩn bị bữa ăn như thế để nuôi dưỡng mình. Và Ngài cũng tạo điều kiện cho ta gặp gỡ Ngài. Người luôn “tỏ mình ra”.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con đặt trọn niềm tin tưởng Chúa, Amen.
Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017
SỨ ĐIỆP PHỤC SINH
THỨ NĂM TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH LUCA 24, 35-48
LỜI CHÚA : Lc 24, 46-47
Người nói: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; 47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.
SUY NIỆM :
Khác với Matthêu 28,10: Chúa Phục Sinh nói với các bà về báo tin Thầy sẽ gặp các anh em tại Galilê, bản văn này cho thấy Chúa Giêsu hiện ra với nhóm Mười Một tại Giêrusalem cùng với những người ở đó với họ.
Sự phục sinh đã hoàn toàn biến đổi Chúa Giêsu, Đấng đi vào vinh quang của Ngài, nên chỉ có thể tiếp nhận bằng đức tin. Chúa Giêsu đã phải làm một loạt động tác để thuyết phục các môn đệ: “Nhìn chân tay Thầy” (39); “Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (43).
Ngài phải làm sáng tỏ điều cần thiết cho các ông nhận biết Đấng Phục Sinh chính là Người bị đóng đinh. Tiếp đó Chúa Giêsu nêu lên ba phần của bộ Thánh Kinh: Luật Môsê, các Tiên tri và Thánh vịnh nói về Ngài. Điểm then chốt cuối cùng Ngài mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh (44-45).
Tin Đấng Phục Sinh cần phải nhận thức rằng ý muốn cứu độ của Thiên Chúa đã được hoàn tất trong cuộc Vượt qua của Chúa Giêsu Kitô (46). Khi có trọn vẹn niềm tin, bấy giờ Chúa Giêsu trao sứ điệp phục sinh để các ông loan báo cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, sám hối để được ơn tha tội. Các ông phải làm chứng về những điều này (47-48).
Với sứ điệp loan truyền Chúa Phục Sinh, đã hé lộ viễn ảnh một giáo hội tương lai sau này.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin bình an phục sinh của Chúa ở mãi với chúng con, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH LUCA 24, 35-48
LỜI CHÚA : Lc 24, 46-47
Người nói: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; 47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.
SUY NIỆM :
Khác với Matthêu 28,10: Chúa Phục Sinh nói với các bà về báo tin Thầy sẽ gặp các anh em tại Galilê, bản văn này cho thấy Chúa Giêsu hiện ra với nhóm Mười Một tại Giêrusalem cùng với những người ở đó với họ.
Sự phục sinh đã hoàn toàn biến đổi Chúa Giêsu, Đấng đi vào vinh quang của Ngài, nên chỉ có thể tiếp nhận bằng đức tin. Chúa Giêsu đã phải làm một loạt động tác để thuyết phục các môn đệ: “Nhìn chân tay Thầy” (39); “Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (43).
Ngài phải làm sáng tỏ điều cần thiết cho các ông nhận biết Đấng Phục Sinh chính là Người bị đóng đinh. Tiếp đó Chúa Giêsu nêu lên ba phần của bộ Thánh Kinh: Luật Môsê, các Tiên tri và Thánh vịnh nói về Ngài. Điểm then chốt cuối cùng Ngài mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh (44-45).
Tin Đấng Phục Sinh cần phải nhận thức rằng ý muốn cứu độ của Thiên Chúa đã được hoàn tất trong cuộc Vượt qua của Chúa Giêsu Kitô (46). Khi có trọn vẹn niềm tin, bấy giờ Chúa Giêsu trao sứ điệp phục sinh để các ông loan báo cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, sám hối để được ơn tha tội. Các ông phải làm chứng về những điều này (47-48).
Với sứ điệp loan truyền Chúa Phục Sinh, đã hé lộ viễn ảnh một giáo hội tương lai sau này.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin bình an phục sinh của Chúa ở mãi với chúng con, Amen.
Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017
HAI MÔN ĐỆ EMMAU
THỨ TƯ TUẦN BÁT NHẬT CHÚA PHỤC SINH – MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH Lc 24, 13-35
LỜI CHÚA : Lc 24, 30-31
“ Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất.”
SUY NIỆM :
Đoạn Tin mừng khá dài, tạm lượt tóm thành bốn phần:
1. Hai môn đệ đi về Emmau (c.13-14);
2. Chúa Giêsu Phục Sinh đồng hành và đối thoại với họ (15-27);
3. Nhận ra Chúa Giêsu khi Người bẻ bánh (28-32);
4. Trở lại Giêrusalem báo tin (33-35).
Câu chuyện rất quen thuộc trong mùa Phục Sinh. Những điểm ghi nhớ:
Thứ nhất, Hai môn đệ Emmau đang nói chuyện với nhân vật chính mà hai anh không biết, không phải họ không thấy mà là không nhận ra Ngài.
Thứ hai, nói với một người biết hết tất cả mọi chuyện, thế mà, hai anh cho rằng Ngài là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem không hề biết chuyện về ông Giêsu người Nazareth đã xảy ra mấy bữa nay (18).
Thứ ba, sau khi kể chuyện xong, họ đưa ra nhận định: “ Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en”. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi (21). Họ nghĩ đến một cuộc giải phóng dân tộc Do Thái mang tính chính trị. Và có lẽ đây là lý do họ rời bỏ cộng đoàn trở về quê nhà chăng.
Thứ tư, đến đây, cách chính thức Chúa Giêsu cắt nghĩa Kinh Thánh mở trí cho hai anh bằng việc xưng Đấng Kitô thay Con Người, và Đấng ấy chịu khổ hình rồi đi vào vinh quang Thiên Chúa thay cho phục sinh (25-17).
Thứ năm, điểm nút mở vấn đề là buổi ăn tối ở Emmau (28-31). Họ mời người khách lạ ở lại, nhưng chính là người đóng vai chủ nhà và chủ tọa bàn ăn. “Khi Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ”, thì họ mới nhận ra chính là Chúa Giêsu Phục sinh, nhờ một nghi thức quen thuộc mà Ngài vẫn thường làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân.
Thứ sáu, khi không nhận ra Đấng Phục Sinh thì thấy Ngài; đến khi nhận ra Ngài thì không còn thấy Ngài nữa. Từ nay, họ phải học biết rằng Chúa Phục Sinh đang sống, con mắt xác thịt không thể thấy Ngài được nữa.
Thứ bảy, cuộc hành trình tức tốc đảo ngược, hai ông trở lại Giêrusalem để báo tin mừng cho nhóm Mười Một và các bạn hữu (32-35). Lạ thay ! hai ông nhận tin Phục Sinh trước rồi mới thuật lại chuyện của mình.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho nhân loại nhận biết Chúa, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH Lc 24, 13-35
LỜI CHÚA : Lc 24, 30-31
“ Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất.”
SUY NIỆM :
Đoạn Tin mừng khá dài, tạm lượt tóm thành bốn phần:
1. Hai môn đệ đi về Emmau (c.13-14);
2. Chúa Giêsu Phục Sinh đồng hành và đối thoại với họ (15-27);
3. Nhận ra Chúa Giêsu khi Người bẻ bánh (28-32);
4. Trở lại Giêrusalem báo tin (33-35).
Câu chuyện rất quen thuộc trong mùa Phục Sinh. Những điểm ghi nhớ:
Thứ nhất, Hai môn đệ Emmau đang nói chuyện với nhân vật chính mà hai anh không biết, không phải họ không thấy mà là không nhận ra Ngài.
Thứ hai, nói với một người biết hết tất cả mọi chuyện, thế mà, hai anh cho rằng Ngài là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem không hề biết chuyện về ông Giêsu người Nazareth đã xảy ra mấy bữa nay (18).
Thứ ba, sau khi kể chuyện xong, họ đưa ra nhận định: “ Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en”. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi (21). Họ nghĩ đến một cuộc giải phóng dân tộc Do Thái mang tính chính trị. Và có lẽ đây là lý do họ rời bỏ cộng đoàn trở về quê nhà chăng.
Thứ tư, đến đây, cách chính thức Chúa Giêsu cắt nghĩa Kinh Thánh mở trí cho hai anh bằng việc xưng Đấng Kitô thay Con Người, và Đấng ấy chịu khổ hình rồi đi vào vinh quang Thiên Chúa thay cho phục sinh (25-17).
Thứ năm, điểm nút mở vấn đề là buổi ăn tối ở Emmau (28-31). Họ mời người khách lạ ở lại, nhưng chính là người đóng vai chủ nhà và chủ tọa bàn ăn. “Khi Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ”, thì họ mới nhận ra chính là Chúa Giêsu Phục sinh, nhờ một nghi thức quen thuộc mà Ngài vẫn thường làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân.
Thứ sáu, khi không nhận ra Đấng Phục Sinh thì thấy Ngài; đến khi nhận ra Ngài thì không còn thấy Ngài nữa. Từ nay, họ phải học biết rằng Chúa Phục Sinh đang sống, con mắt xác thịt không thể thấy Ngài được nữa.
Thứ bảy, cuộc hành trình tức tốc đảo ngược, hai ông trở lại Giêrusalem để báo tin mừng cho nhóm Mười Một và các bạn hữu (32-35). Lạ thay ! hai ông nhận tin Phục Sinh trước rồi mới thuật lại chuyện của mình.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho nhân loại nhận biết Chúa, Amen.
Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017
GẶP GỠ VÀ RA ĐI
THỨ BA TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 20, 11-18
LỜI CHÚA : Ga 20, 18
“Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ: "Tôi đã thấy Chúa," và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.”
SUY NIỆM :
Khác với Matthêu: Chúa Giêsu Phục Sinh đón gặp các bà sau khi thiên thần báo tin (28,9-10). Trình thuật Gioan xen vào cảnh hai môn đệ ra xem mộ (3-10), rồi Chúa Giêsu mới hiện ra với Maria Magdala, và đặc biệt tập trung vào tiến trình hành thành “đức tin Chúa Phục Sinh” ở nơi bà.
Thoạt đầu vì quá thương tiếc về sự ly biệt vĩnh viễn với “Chúa tôi” đã chết, rồi thấy mồ trống, bà không nhận biết Chúa Giêsu đã phục sinh dĩ đành, ngay cả nhìn thấy và đối thoại với Chúa, bà cũng không nhận ra nốt. Bà tưởng là người làm vườn (14-15).
Khi Chúa Giêsu gọi tên, bà mới nhận ra và nói: “Lạy Thầy” (16). Thân xác Chúa Giêsu không bị hư nát, tuy nhiên, sự biến đổi của sự phục sinh trong con người Chúa Giêsu đã tạo thành thân thể mới. Từ nay thấy Chúa Giêsu theo thể xác không nhận ra Ngài nữa, và phương cách gắn bó với Ngài cũng mang nhiều hình thái mới, với Magdala: lắng nghe lời Ngài. Sẽ có dịp chiêm ngưỡng cách đặc biệt với hai môn đệ Emmau, và với Tôma sau này.
Đến đây thêm một khác biệt nữa lần này với Luca, tác giả Công Vụ xếp đặt Chúa Thăng Thiên bốn mươi ngày sau Phục Sinh, Gioan cho rằng Chúa Giêsu lên cùng Chúa Cha ngay chính ngày Phục Sinh (17).
Sứ điệp trao cho bà báo tin với các môn đệ: "Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em "(17). Nhấn mạnh về bản chất giữa Đấng Con Một và các nghĩa tử. Song Ngài là vị đầu tiên trong cuộc thăng tiến, hứa hẹn cho mọi người anh em sau này.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho cuộc đời chúng con trở nên chứng nhân sống động tin mừng phục sinh của Chúa cho mọi người, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 20, 11-18
LỜI CHÚA : Ga 20, 18
“Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ: "Tôi đã thấy Chúa," và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.”
SUY NIỆM :
Khác với Matthêu: Chúa Giêsu Phục Sinh đón gặp các bà sau khi thiên thần báo tin (28,9-10). Trình thuật Gioan xen vào cảnh hai môn đệ ra xem mộ (3-10), rồi Chúa Giêsu mới hiện ra với Maria Magdala, và đặc biệt tập trung vào tiến trình hành thành “đức tin Chúa Phục Sinh” ở nơi bà.
Thoạt đầu vì quá thương tiếc về sự ly biệt vĩnh viễn với “Chúa tôi” đã chết, rồi thấy mồ trống, bà không nhận biết Chúa Giêsu đã phục sinh dĩ đành, ngay cả nhìn thấy và đối thoại với Chúa, bà cũng không nhận ra nốt. Bà tưởng là người làm vườn (14-15).
Khi Chúa Giêsu gọi tên, bà mới nhận ra và nói: “Lạy Thầy” (16). Thân xác Chúa Giêsu không bị hư nát, tuy nhiên, sự biến đổi của sự phục sinh trong con người Chúa Giêsu đã tạo thành thân thể mới. Từ nay thấy Chúa Giêsu theo thể xác không nhận ra Ngài nữa, và phương cách gắn bó với Ngài cũng mang nhiều hình thái mới, với Magdala: lắng nghe lời Ngài. Sẽ có dịp chiêm ngưỡng cách đặc biệt với hai môn đệ Emmau, và với Tôma sau này.
Đến đây thêm một khác biệt nữa lần này với Luca, tác giả Công Vụ xếp đặt Chúa Thăng Thiên bốn mươi ngày sau Phục Sinh, Gioan cho rằng Chúa Giêsu lên cùng Chúa Cha ngay chính ngày Phục Sinh (17).
Sứ điệp trao cho bà báo tin với các môn đệ: "Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em "(17). Nhấn mạnh về bản chất giữa Đấng Con Một và các nghĩa tử. Song Ngài là vị đầu tiên trong cuộc thăng tiến, hứa hẹn cho mọi người anh em sau này.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho cuộc đời chúng con trở nên chứng nhân sống động tin mừng phục sinh của Chúa cho mọi người, Amen.
Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017
CHỨNG THẬT VÀ CHỨNG GIAN
THỨ HAI TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH – MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MATTHÊU 28, 8-15
LỜI CHÚA : Mt 28, 12-13
“Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, 13 và bảo: "Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác.”
SUY NIỆM :
Trình thuật kể lại hai sự việc: Chúa Giêsu tỏ mình ra cho các phụ nữ (8-10), và sự man trá của nhà cầm quyền Do thái về sự sống lại của Ngài (11-15).
Phần mở đầu (8-10) cho thấy cách thức đức tin phục sinh phát sinh nơi tâm hồn các phu nữ. Cảnh này xảy ra ngay bên cạnh ngôi mộ. Chúa Giêsu gia tăng thêm đức tin cho các bà sau khi thiên thần báo tin. Ngài cũng nói một sứ điệp như vậy: “Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó."
Đến đây cho thấy ngay từ đầu các trưởng tế và biệt phái đã khép lòng trước mầu nhiệm. Trong khi các phụ nữ loan báo tin mừng vừa đón nhận thì đám lính canh gác mồ vào thành báo tin cho thượng tế mọi việc đã xảy ra (11-15).
Hội đồng xét xử Do thái dùng tiền bịt miệng bọn lính. Họ bảo bọn lính cứ tung tin ra rằng trong lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ ông Giêsu đến cướp mất thi hài, mọi việc còn lại với chính quyền Rôma, sẽ có họ bênh đỡ.
Một lần nữa, Mathêu phô bày các tư tế và trưởng lão ấy là những kẻ xét xử khuyết tịch Đấng phục sinh vô hình. Và như họ từng mua chuộc Giuđa, giờ đây họ dùng tiền thuê đám lính nghèo này noi theo bài học ấy. Nói rõ hơn, để chúng “làm theo lời họ dạy”.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin giúp chúng con đã yêu mến và tin tưởng Chúa, thì cũng chia sẻ niềm tin ấy cho người khác, để họ cũng gặp được niềm vui cứu độ, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MATTHÊU 28, 8-15
LỜI CHÚA : Mt 28, 12-13
“Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, 13 và bảo: "Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác.”
SUY NIỆM :
Trình thuật kể lại hai sự việc: Chúa Giêsu tỏ mình ra cho các phụ nữ (8-10), và sự man trá của nhà cầm quyền Do thái về sự sống lại của Ngài (11-15).
Phần mở đầu (8-10) cho thấy cách thức đức tin phục sinh phát sinh nơi tâm hồn các phu nữ. Cảnh này xảy ra ngay bên cạnh ngôi mộ. Chúa Giêsu gia tăng thêm đức tin cho các bà sau khi thiên thần báo tin. Ngài cũng nói một sứ điệp như vậy: “Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó."
Đến đây cho thấy ngay từ đầu các trưởng tế và biệt phái đã khép lòng trước mầu nhiệm. Trong khi các phụ nữ loan báo tin mừng vừa đón nhận thì đám lính canh gác mồ vào thành báo tin cho thượng tế mọi việc đã xảy ra (11-15).
Hội đồng xét xử Do thái dùng tiền bịt miệng bọn lính. Họ bảo bọn lính cứ tung tin ra rằng trong lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ ông Giêsu đến cướp mất thi hài, mọi việc còn lại với chính quyền Rôma, sẽ có họ bênh đỡ.
Một lần nữa, Mathêu phô bày các tư tế và trưởng lão ấy là những kẻ xét xử khuyết tịch Đấng phục sinh vô hình. Và như họ từng mua chuộc Giuđa, giờ đây họ dùng tiền thuê đám lính nghèo này noi theo bài học ấy. Nói rõ hơn, để chúng “làm theo lời họ dạy”.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin giúp chúng con đã yêu mến và tin tưởng Chúa, thì cũng chia sẻ niềm tin ấy cho người khác, để họ cũng gặp được niềm vui cứu độ, Amen.
Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017
TRỖI DẬY TỪ CÕI CHẾT
CHÚA NHẬT CHÚA PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 20, 1-9
LỜI CHÚA : Ga 20, 8
“Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.”
SUY NIỆM :
Thời gian vật lý dường như cũng diễn tả mầu nhiệm. Bóng đêm, bóng tối của tội lỗi, của sự chết nhường chỗ cho ánh sáng hừng đông. Phục sinh của Chúa Giêsu không phải nguyên lý, mà là chân lý (c.1).
Có ba nhân vật xoay quanh Chúa Giêsu trong bản văn: bà Maria Macđala, Phêrô, và môn đệ kia, được cho là Gioan, chính tác giả Tin mừng.
Trước tiên bà Maria đi đến mộ từ sáng sớm. Bà thấy tảng đá lăn khỏi mộ (1). Hiện tượng này khiến bà có cảm tưởng người ta lấy xác Chúa đem đi đâu mất, liền chạy về báo tin cho hai ông (2).
Đây là hai người đều có mặt trong cuộc thương khó, mặc dù Phêrô phạm lỗi lầm, giờ hai ông diễm phúc được khám phá mầu nhiệm phục sinh.
Môn đệ kia chạy nhanh hơn, tới mộ trước nhưng không vào. Ông thấy những băng vải còn đó (3-5). Có lẽ ông tôn trọng tình trạng nguyên vẹn của nó.
Phêrô chậm hơn, rồi cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ. Ông thấy những băng vải, và khăn che đầu Chúa Giêsu, cả hai được xếp gọn và để riêng (6-7). Cảnh tượng này chứng tỏ không phải bị đánh cắp, mà Chúa Giêsu đã bỏ đi. Trước đó không lâu, anh Lazarô ra khỏi mồ mình còn quấn vải, ở đây, Chúa Giêsu không còn cần khăn vải nữa, vì Ngài đã lìa bỏ thế giới loài người.
Được chứng kiến những dấu chỉ: mộ trống, khăn vải, và khăn che đầu, môn đệ kia đã tin Chúa Sống Lại, còn Phêrô thì không thấy nhắc đến. Lúc này Kinh Thánh chưa hoàn toàn thuyết phục: “hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết” (9).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con được hưởng ơn phục sinh của Chúa để sống đạo xứng đáng trong cuộc đời này, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 20, 1-9
LỜI CHÚA : Ga 20, 8
“Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.”
SUY NIỆM :
Thời gian vật lý dường như cũng diễn tả mầu nhiệm. Bóng đêm, bóng tối của tội lỗi, của sự chết nhường chỗ cho ánh sáng hừng đông. Phục sinh của Chúa Giêsu không phải nguyên lý, mà là chân lý (c.1).
Có ba nhân vật xoay quanh Chúa Giêsu trong bản văn: bà Maria Macđala, Phêrô, và môn đệ kia, được cho là Gioan, chính tác giả Tin mừng.
Trước tiên bà Maria đi đến mộ từ sáng sớm. Bà thấy tảng đá lăn khỏi mộ (1). Hiện tượng này khiến bà có cảm tưởng người ta lấy xác Chúa đem đi đâu mất, liền chạy về báo tin cho hai ông (2).
Đây là hai người đều có mặt trong cuộc thương khó, mặc dù Phêrô phạm lỗi lầm, giờ hai ông diễm phúc được khám phá mầu nhiệm phục sinh.
Môn đệ kia chạy nhanh hơn, tới mộ trước nhưng không vào. Ông thấy những băng vải còn đó (3-5). Có lẽ ông tôn trọng tình trạng nguyên vẹn của nó.
Phêrô chậm hơn, rồi cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ. Ông thấy những băng vải, và khăn che đầu Chúa Giêsu, cả hai được xếp gọn và để riêng (6-7). Cảnh tượng này chứng tỏ không phải bị đánh cắp, mà Chúa Giêsu đã bỏ đi. Trước đó không lâu, anh Lazarô ra khỏi mồ mình còn quấn vải, ở đây, Chúa Giêsu không còn cần khăn vải nữa, vì Ngài đã lìa bỏ thế giới loài người.
Được chứng kiến những dấu chỉ: mộ trống, khăn vải, và khăn che đầu, môn đệ kia đã tin Chúa Sống Lại, còn Phêrô thì không thấy nhắc đến. Lúc này Kinh Thánh chưa hoàn toàn thuyết phục: “hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết” (9).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con được hưởng ơn phục sinh của Chúa để sống đạo xứng đáng trong cuộc đời này, Amen.
Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017
GẶP VÀ LOAN TRUYỀN CHÚA PHỤC SINH
TAM NHẬT VƯỢT QUA
THỨ BẢY TUẦN THÁNH – LỄ VỌNG PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MATTHÊU 28, 1-10
LỜI CHÚA : 28, 10
Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: "Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta". (10)
SUY NIỆM :
Cách mô tả thời gian của Matthêu làm ta bối rối. Người Do thái tính thời giờ một ngày bắt đầu lúc mặt lặn, từ chiều tối hôm trước đến chiều tối hôm sau. “Khi ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng” (1), quang cảnh bản văn xảy ra vào hừng đông sáng chủ nhật. Hai bà Maria viếng thăm mộ.
Thiên thần Chúa từ trời xuống, vị này hành động vì quyền năng Thiên Chúa phán xử, như hiện tượng về cuộc động đất mạnh (2). Tảng đá niêm phong mộ, là dấu chỉ của cái chết lặng câm lạnh lùng, bị dạt qua một bên. Và thiên thần ngồi trên đó như ngồi trên thần chết bị chiến bại.
Dung mạo vị thiên thần có vẻ uy phong của một nhân vật nhà trời, khiến những người lính, những kẻ sống canh giữ xác chết lại trở nên như chết, và họ chẳng hay biết, chẳng nghe được tí gì về sứ điệp phục sinh (3-4).
Hai người phụ nữ thì khác, họ được thiên thần báo trước “đừng sợ”. Hai bà đi tìm một người chết; quả thật Chúa Giêsu vẫn mãi là Đấng chịu đóng đinh. Tuy nhiên Ngài không còn ở đây nữa, không còn ở nơi vương quốc kẻ chết. Ngài đã sống lại. Sứ thần mời hai bà đến coi nơi đặt Chúa, rồi ngõ lời báo tin với các môn đệ rằng Ngài đã sống lại và sẽ gặp các ông ở Galilê (5-8).
Galilê ! chính là nơi các môn đệ nghe tiếng gọi đi theo Chúa. Vì bị đuổi ra khỏi Giêrusalem, biến cố khổ nạn của Chúa đã làm cho các ông tan tác. Giờ cuộc hẹn tái ngộ tại Galilê, một galilê mới quy tụ mọi dân tộc, nơi đó họ sẽ được nối kết lại với sự hiện diện mới mẻ của Chúa Giêsu, lên đường mở mang vương quốc của Thiên Chúa.
Hai bà vội vả ra đi, và này Chúa Phục Sinh đã đón hai bà. Ngài xác nhận sứ mệnh của họ lần nữa: "Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta" (9-10).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin cho chúng con biết sống niềm vui phục sinh của Chúa và ý thức loan truyền đạo Chúa trong đời sống hằng ngày với mọi người chung quanh, Amen.
THỨ BẢY TUẦN THÁNH – LỄ VỌNG PHỤC SINH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MATTHÊU 28, 1-10
LỜI CHÚA : 28, 10
Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: "Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta". (10)
SUY NIỆM :
Cách mô tả thời gian của Matthêu làm ta bối rối. Người Do thái tính thời giờ một ngày bắt đầu lúc mặt lặn, từ chiều tối hôm trước đến chiều tối hôm sau. “Khi ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng” (1), quang cảnh bản văn xảy ra vào hừng đông sáng chủ nhật. Hai bà Maria viếng thăm mộ.
Thiên thần Chúa từ trời xuống, vị này hành động vì quyền năng Thiên Chúa phán xử, như hiện tượng về cuộc động đất mạnh (2). Tảng đá niêm phong mộ, là dấu chỉ của cái chết lặng câm lạnh lùng, bị dạt qua một bên. Và thiên thần ngồi trên đó như ngồi trên thần chết bị chiến bại.
Dung mạo vị thiên thần có vẻ uy phong của một nhân vật nhà trời, khiến những người lính, những kẻ sống canh giữ xác chết lại trở nên như chết, và họ chẳng hay biết, chẳng nghe được tí gì về sứ điệp phục sinh (3-4).
Hai người phụ nữ thì khác, họ được thiên thần báo trước “đừng sợ”. Hai bà đi tìm một người chết; quả thật Chúa Giêsu vẫn mãi là Đấng chịu đóng đinh. Tuy nhiên Ngài không còn ở đây nữa, không còn ở nơi vương quốc kẻ chết. Ngài đã sống lại. Sứ thần mời hai bà đến coi nơi đặt Chúa, rồi ngõ lời báo tin với các môn đệ rằng Ngài đã sống lại và sẽ gặp các ông ở Galilê (5-8).
Galilê ! chính là nơi các môn đệ nghe tiếng gọi đi theo Chúa. Vì bị đuổi ra khỏi Giêrusalem, biến cố khổ nạn của Chúa đã làm cho các ông tan tác. Giờ cuộc hẹn tái ngộ tại Galilê, một galilê mới quy tụ mọi dân tộc, nơi đó họ sẽ được nối kết lại với sự hiện diện mới mẻ của Chúa Giêsu, lên đường mở mang vương quốc của Thiên Chúa.
Hai bà vội vả ra đi, và này Chúa Phục Sinh đã đón hai bà. Ngài xác nhận sứ mệnh của họ lần nữa: "Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta" (9-10).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin cho chúng con biết sống niềm vui phục sinh của Chúa và ý thức loan truyền đạo Chúa trong đời sống hằng ngày với mọi người chung quanh, Amen.
Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017
VỤ ÁN CHÚA GIÊSU
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
KỶ NIỆM CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 18,1-19,42
LỜI CHÚA : 18, 36
Đức Giêsu trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này."
SUY NIỆM :
Bài thương khó của Chúa Giêsu nói theo cách nôm na là vụ án Chúa Giêsu. Kẻ chủ mưu, xúi giục, và công tố là một, chính là các thượng tế và biệt phái.
Chúa Giêsu bị xét xử qua ba nơi: Hana; Caipha và Philatô. Tựu trung hai phiên tòa: Tòa tôn giáo Do thái, đứng đầu là Thượng tế Caipha. Tại đây Chúa bị kết tội phạm thượng vì xưng là Con Thiên Chúa, phải chịu án tử hình(19,7).
Tuy nhiên, bối cảnh lịch sử Israel lúc này đã bị tước quyền xét án tử hình. Do đó họ phải giải Chúa Giêsu tới dinh tổng trấn La mã Philatô. Tại đây họ cải tội danh Chúa Giêsu ban đầu thành "làm điều ác" (18,30). Khi Philatô không tìm thấy có tội gì, thì tội danh đổi thành “tự xưng vua Do thái” (19,12).
Giờ đây, Chúa Giêsu mang thêm tội danh chính trị. Philatô thẩm vấn lại Chúa lần nữa, nhưng ông cũng không thấy mối đe dọa nào với trật tự xã hội hay uy quyền cai trị của La mã, mặc dù Chúa Giêsu xác nhận Ngài là Vua, Vương quyền Ngài là sự thật (33-37), nhưng Nước Ngài không thuộc thế gian này.
Thay vì làm sáng tỏ và bảo vệ sự thật, Thượng Hội đồng Do thái lại xuyên tạc sự thật, vu cáo người vô tội. Họ làm vậy chỉ vì ghen tức Chúa Giêsu, họ muốn độc quyền nắm chân lý, và vì quyền lợi và sợ dân chúng bỏ họ theo Ngài.
Với Philatô, thay vì đón nhận sự thật, mạnh dạn bảo vệ công lý và biết tin vào quyền năng của Thiên Chúa, ông lại bị tham vọng quyền lực che khuất. Vì sợ mất quyền, mất địa vị ông đã kết án người vô tội, cho tử hình Đấng Mêsia.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Chúa đã chết vì yêu chúng con và cũng vì tội lỗi chúng con. Xin cho chúng con xa lánh lỗi tội, kẻo uổng công Chúa cứu chuộc, Amen.
KỶ NIỆM CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 18,1-19,42
LỜI CHÚA : 18, 36
Đức Giêsu trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này."
SUY NIỆM :
Bài thương khó của Chúa Giêsu nói theo cách nôm na là vụ án Chúa Giêsu. Kẻ chủ mưu, xúi giục, và công tố là một, chính là các thượng tế và biệt phái.
Chúa Giêsu bị xét xử qua ba nơi: Hana; Caipha và Philatô. Tựu trung hai phiên tòa: Tòa tôn giáo Do thái, đứng đầu là Thượng tế Caipha. Tại đây Chúa bị kết tội phạm thượng vì xưng là Con Thiên Chúa, phải chịu án tử hình(19,7).
Tuy nhiên, bối cảnh lịch sử Israel lúc này đã bị tước quyền xét án tử hình. Do đó họ phải giải Chúa Giêsu tới dinh tổng trấn La mã Philatô. Tại đây họ cải tội danh Chúa Giêsu ban đầu thành "làm điều ác" (18,30). Khi Philatô không tìm thấy có tội gì, thì tội danh đổi thành “tự xưng vua Do thái” (19,12).
Giờ đây, Chúa Giêsu mang thêm tội danh chính trị. Philatô thẩm vấn lại Chúa lần nữa, nhưng ông cũng không thấy mối đe dọa nào với trật tự xã hội hay uy quyền cai trị của La mã, mặc dù Chúa Giêsu xác nhận Ngài là Vua, Vương quyền Ngài là sự thật (33-37), nhưng Nước Ngài không thuộc thế gian này.
Thay vì làm sáng tỏ và bảo vệ sự thật, Thượng Hội đồng Do thái lại xuyên tạc sự thật, vu cáo người vô tội. Họ làm vậy chỉ vì ghen tức Chúa Giêsu, họ muốn độc quyền nắm chân lý, và vì quyền lợi và sợ dân chúng bỏ họ theo Ngài.
Với Philatô, thay vì đón nhận sự thật, mạnh dạn bảo vệ công lý và biết tin vào quyền năng của Thiên Chúa, ông lại bị tham vọng quyền lực che khuất. Vì sợ mất quyền, mất địa vị ông đã kết án người vô tội, cho tử hình Đấng Mêsia.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Chúa đã chết vì yêu chúng con và cũng vì tội lỗi chúng con. Xin cho chúng con xa lánh lỗi tội, kẻo uổng công Chúa cứu chuộc, Amen.
Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017
YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
TAM NHẬT VƯỢT QUA
THỨ NĂM TUẦN THÁNH – THÁNH LỄ CHIỀU
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 13, 1-15
LỜI CHÚA : Ga 13, 14
“Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.”
SUY NIỆM :
Phần mở đầu (c.1-3) Gioan nhấn mạnh nguồn gốc, căn tính và tình yêu của Chúa Giêsu phát xuất từ Chúa Cha. Hiện tại Ngài biết hai điều: Một, biết giờ của mình đã đến, giờ bỏ thế mà về với Chúa Cha. Hai, biết Chúa Cha đã giao phó mọi sự, Ngài yêu thương những kẻ thuộc về mình và yêu họ đến cùng.
Yêu thương đến cùng, nghĩa là vừa yêu thương cho đến chết vừa yêu thương cho đến tận cùng, tột đỉnh của tình yêu. Chúa Giêsu biểu lộ tình yêu này trong bữa ăn tối cuối cùng qua việc rửa chân cho các môn đệ (c.4-11).
Đây không phải là nghi thức đơn thuần cử chỉ mến khách mà là một cử chỉ tượng trưng cho sự yêu thương đến chết, đến cùng. Việc rửa chân này không phải tùy ý (c.8), mà là điều kiện để dự phần vào Nước Trời.
Rửa chân là một cử chỉ duy nhất, Chúa Giêsu làm trong tâm tình diễn tả cái chết của Ngài. Được rửa chân, đối với Phêrô và các môn đệ, có nghĩa là chấp nhận chờ đợi Đấng Mêsia đau khổ, chịu liên lụy trong cuộc hành trình thuộc về Đấng Mêsia của Chúa Giêsu cho đến cái chết của Ngài.
Các môn đệ chỉ có thể hiểu được mầu nhiệm này sau Phục sinh và sau khi Thánh Thần được trao ban. Sự làm bạn với Ngài trong cái chết là tham dự vào Nước Trời cho tất cả những ai học làm theo (rửa chân) như thế (12-14). Nghi thức lễ Vượt Qua được diễn tả như vậy.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin giúp chúng con cố gắng sống noi gương Chúa trong yêu thương và phục vụ, Amen.
THỨ NĂM TUẦN THÁNH – THÁNH LỄ CHIỀU
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 13, 1-15
LỜI CHÚA : Ga 13, 14
“Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.”
SUY NIỆM :
Phần mở đầu (c.1-3) Gioan nhấn mạnh nguồn gốc, căn tính và tình yêu của Chúa Giêsu phát xuất từ Chúa Cha. Hiện tại Ngài biết hai điều: Một, biết giờ của mình đã đến, giờ bỏ thế mà về với Chúa Cha. Hai, biết Chúa Cha đã giao phó mọi sự, Ngài yêu thương những kẻ thuộc về mình và yêu họ đến cùng.
Yêu thương đến cùng, nghĩa là vừa yêu thương cho đến chết vừa yêu thương cho đến tận cùng, tột đỉnh của tình yêu. Chúa Giêsu biểu lộ tình yêu này trong bữa ăn tối cuối cùng qua việc rửa chân cho các môn đệ (c.4-11).
Đây không phải là nghi thức đơn thuần cử chỉ mến khách mà là một cử chỉ tượng trưng cho sự yêu thương đến chết, đến cùng. Việc rửa chân này không phải tùy ý (c.8), mà là điều kiện để dự phần vào Nước Trời.
Rửa chân là một cử chỉ duy nhất, Chúa Giêsu làm trong tâm tình diễn tả cái chết của Ngài. Được rửa chân, đối với Phêrô và các môn đệ, có nghĩa là chấp nhận chờ đợi Đấng Mêsia đau khổ, chịu liên lụy trong cuộc hành trình thuộc về Đấng Mêsia của Chúa Giêsu cho đến cái chết của Ngài.
Các môn đệ chỉ có thể hiểu được mầu nhiệm này sau Phục sinh và sau khi Thánh Thần được trao ban. Sự làm bạn với Ngài trong cái chết là tham dự vào Nước Trời cho tất cả những ai học làm theo (rửa chân) như thế (12-14). Nghi thức lễ Vượt Qua được diễn tả như vậy.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin giúp chúng con cố gắng sống noi gương Chúa trong yêu thương và phục vụ, Amen.
Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017
TÌNH YÊU VÀ PHẢN BỘI
THỨ TƯ TUẦN THÁNH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MATTHÊU 26, 14-25
LỜI CHÚA : Mt 26, 24
" Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn! "
SUY NIỆM :
Quang cảnh diễn ra ở Bêthania như hồi chuông báo tin: “thời của Thầy đã gần tới”. Trình thuật hôm nay kể lại hai kế hoạch kèm theo những kẻ thi hành của hai bên thiện ác; tình yêu và phản bội; Thiên Chúa và con người.
Thêm vào cuộc âm mưu đang nhen nhúm chống lại Chúa Giêsu của nhà cầm quyền Do thái, giờ đây Giuđa đóng góp thêm yếu tố quyết định. Giá thương lượng được ký kết: ba mươi đồng bạc, tức giá mua bán một nô lệ (Xh 21,32). Chính với số tiền ô nhục này Israel đã dùng để tẩy chay vị mục tử mầu nhiệm mà Thiên Chúa gởi đến cho họ (14-16).
“Thời của Ngài đã đến gần”, đó là thời gian Chúa Giêsu sẽ phải chết để đổi mới ý nghĩa của biến cố vượt qua Do thái. Không nêu tên người quen, nhưng anh sẽ đáp ứng mong ước của Chúa Giêsu về bữa lễ vượt qua. Biến cố này gồm ba trình tự: Chuẩn bị bữa ăn tối (17-19); Loan báo Giuđa sẽ phản bội (20-25); và thiết lập phép Thánh Thể (26-30) sẽ diễn ra ngày mai, thứ năm.
Sự kiện Chúa Giêsu bị nộp nằm trong chương trình hoạch định của Thiên Chúa, đã được Kinh Thánh loan báo. Tuy nhiên, điều này vẫn không giảm thiểu tí nào về trách nhiệm của kẻ phản bội, số phận Giuđa thật tồi tệ, ngay bây giờ ông biết mình đã bị đoán ra (20-25).
Cả cách xưng hô, khi hỏi Chúa có phải con không, đối với các ông khác thì: “Thưa Ngài“, tức Ngài là Chúa của họ; còn Giuđa: “Thưa Thầy“, chỉ là một đạo sư trong số các đạo sư thời đó.
Chúa Giêsu kết luận:"Chính anh nói đó!". Chúa đã tỏ hết thiện chí, một đàng sẵn sàng chấp nhận xảy đến như đã báo với Giuđa, đàng khác trông chờ ông thức tỉnh, nhưng Giuđa không làm mặc dù ông có đủ thời gian thống hối.
Sự phản bội Chúa Giêsu vẫn mãi như lời đe dọa đối với bất cứ môn đệ nào. Tuy nhiên bao lâu ai vẫn tin tưởng và gọi Ngài là “Chúa”, thì kẻ ấy sẽ không là môn đệ phản bội, và không bị lung lay ngay cả khi bị người thân hữu mình chối bỏ. Đó chính là sứ điệp của bức tranh này (Mt 26,14-25).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin thứ tha tội lỗi chúng con, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MATTHÊU 26, 14-25
LỜI CHÚA : Mt 26, 24
" Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn! "
SUY NIỆM :
Quang cảnh diễn ra ở Bêthania như hồi chuông báo tin: “thời của Thầy đã gần tới”. Trình thuật hôm nay kể lại hai kế hoạch kèm theo những kẻ thi hành của hai bên thiện ác; tình yêu và phản bội; Thiên Chúa và con người.
Thêm vào cuộc âm mưu đang nhen nhúm chống lại Chúa Giêsu của nhà cầm quyền Do thái, giờ đây Giuđa đóng góp thêm yếu tố quyết định. Giá thương lượng được ký kết: ba mươi đồng bạc, tức giá mua bán một nô lệ (Xh 21,32). Chính với số tiền ô nhục này Israel đã dùng để tẩy chay vị mục tử mầu nhiệm mà Thiên Chúa gởi đến cho họ (14-16).
“Thời của Ngài đã đến gần”, đó là thời gian Chúa Giêsu sẽ phải chết để đổi mới ý nghĩa của biến cố vượt qua Do thái. Không nêu tên người quen, nhưng anh sẽ đáp ứng mong ước của Chúa Giêsu về bữa lễ vượt qua. Biến cố này gồm ba trình tự: Chuẩn bị bữa ăn tối (17-19); Loan báo Giuđa sẽ phản bội (20-25); và thiết lập phép Thánh Thể (26-30) sẽ diễn ra ngày mai, thứ năm.
Sự kiện Chúa Giêsu bị nộp nằm trong chương trình hoạch định của Thiên Chúa, đã được Kinh Thánh loan báo. Tuy nhiên, điều này vẫn không giảm thiểu tí nào về trách nhiệm của kẻ phản bội, số phận Giuđa thật tồi tệ, ngay bây giờ ông biết mình đã bị đoán ra (20-25).
Cả cách xưng hô, khi hỏi Chúa có phải con không, đối với các ông khác thì: “Thưa Ngài“, tức Ngài là Chúa của họ; còn Giuđa: “Thưa Thầy“, chỉ là một đạo sư trong số các đạo sư thời đó.
Chúa Giêsu kết luận:"Chính anh nói đó!". Chúa đã tỏ hết thiện chí, một đàng sẵn sàng chấp nhận xảy đến như đã báo với Giuđa, đàng khác trông chờ ông thức tỉnh, nhưng Giuđa không làm mặc dù ông có đủ thời gian thống hối.
Sự phản bội Chúa Giêsu vẫn mãi như lời đe dọa đối với bất cứ môn đệ nào. Tuy nhiên bao lâu ai vẫn tin tưởng và gọi Ngài là “Chúa”, thì kẻ ấy sẽ không là môn đệ phản bội, và không bị lung lay ngay cả khi bị người thân hữu mình chối bỏ. Đó chính là sứ điệp của bức tranh này (Mt 26,14-25).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin thứ tha tội lỗi chúng con, Amen.
Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017
THƯA THẦY, THẦY ĐI ĐÂU VẬY
THỨ BA TUẦN THÁNH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 13, 21-33;36-38
LỜI CHÚA : Ga 13, 36
Đức Giê-su trả lời: "Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo."
SUY NIỆM :
Tuần Thánh, Giáo hội cho con cái mình chiêm ngắm lại những ngày cuối cùng cuộc đời Chúa Giêsu.
Tin mừng hôm qua cho thấy bối cảnh và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Ngài. Hôm nay, cũng bữa ăn, bữa ăn tối cuối cùng của Chúa với các môn đệ, cho thấy con người phản bội đã chung phần vào nguyên nhân đó.
Tâm thần Chúa Giêsu đã phải xao xuyến về sự phản bội của môn đồ, sự phản bội do ma quỷ gây nên khiến Ngài lên tiếng cảnh báo: "có một người trong anh em sẽ nộp Thầy" (1).
Cả thảy các ông đều thắc mắc, tuy nhiên, bản văn nhắc đến ba nhân vật nổi bật: Giuđa, Phêrô và Gioan. Phêrô, như một trưởng nhóm, ra hiệu cho Gioan, người được Chúa yêu, cũng là người gần gũi vị trí, hỏi Thầy xem ai vậy (25).
Giuđa và Gioan, hai nhân vật đối nghịch nhau trong hai cách tiếp cận với Chúa Giêsu: Giuđa phản bội, người không hối tiếc, không nói một lời. Cử chỉ của Chúa là một dấu hiệu yêu thương muốn cứu vớt, nhưng thái độ giả nhân giả nghĩa đón nhận “miếng bánh” của y ăn vào thì chọn Satan hơn chọn đứng về phía Thầy mình (22-23).
Gioan, theo lời Thầy mời gọi, đi theo Chúa trong sự chết của Ngài: "Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo" (36), không do dự, không giới hạn, hình ảnh đại diện cho người môn đệ đích thực.
Còn Phêrô, lời lẽ khẳng khái: "Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con vì Thầy!" (37), nhưng lại rơi vào tình trạng ở giữa hai người Giuđa và Gioan, phản bội, nhưng hối cãi.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin tha thứ tội chúng con, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 13, 21-33;36-38
LỜI CHÚA : Ga 13, 36
Đức Giê-su trả lời: "Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo."
SUY NIỆM :
Tuần Thánh, Giáo hội cho con cái mình chiêm ngắm lại những ngày cuối cùng cuộc đời Chúa Giêsu.
Tin mừng hôm qua cho thấy bối cảnh và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Ngài. Hôm nay, cũng bữa ăn, bữa ăn tối cuối cùng của Chúa với các môn đệ, cho thấy con người phản bội đã chung phần vào nguyên nhân đó.
Tâm thần Chúa Giêsu đã phải xao xuyến về sự phản bội của môn đồ, sự phản bội do ma quỷ gây nên khiến Ngài lên tiếng cảnh báo: "có một người trong anh em sẽ nộp Thầy" (1).
Cả thảy các ông đều thắc mắc, tuy nhiên, bản văn nhắc đến ba nhân vật nổi bật: Giuđa, Phêrô và Gioan. Phêrô, như một trưởng nhóm, ra hiệu cho Gioan, người được Chúa yêu, cũng là người gần gũi vị trí, hỏi Thầy xem ai vậy (25).
Giuđa và Gioan, hai nhân vật đối nghịch nhau trong hai cách tiếp cận với Chúa Giêsu: Giuđa phản bội, người không hối tiếc, không nói một lời. Cử chỉ của Chúa là một dấu hiệu yêu thương muốn cứu vớt, nhưng thái độ giả nhân giả nghĩa đón nhận “miếng bánh” của y ăn vào thì chọn Satan hơn chọn đứng về phía Thầy mình (22-23).
Gioan, theo lời Thầy mời gọi, đi theo Chúa trong sự chết của Ngài: "Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo" (36), không do dự, không giới hạn, hình ảnh đại diện cho người môn đệ đích thực.
Còn Phêrô, lời lẽ khẳng khái: "Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con vì Thầy!" (37), nhưng lại rơi vào tình trạng ở giữa hai người Giuđa và Gioan, phản bội, nhưng hối cãi.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin tha thứ tội chúng con, Amen.
Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017
DÀNH CHO NGÀY MAI TÁNG
THỨ HAI TUẦN THÁNH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 12, 1-11
LỜI CHÚA : Ga 12, 7-8
Đức Giê-su nói: "Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có; còn Thầy, anh em không có mãi đâu."
SUY NIỆM :
Tuần Thánh, Tuần lễ Vượt Qua, Tin mừng cho thấy thời gian, không gian, các nhân vật và sự kiện dẫn đến nguyên nhân trực tiếp cái chết của Chúa Giêsu ở thời điểm rất gần: làng Bêthania tại nhà anh Lazarô, vừa được sống lại (1).
Trong bữa ăn tối tán dương Ngài, Cô Maria dùng món quà vô giá biểu lộ sự hết lòng cung kính và yêu quý đối với Chúa Giêsu, không chỉ đơn thuần mùi dầu mà hương thơm danh tiếng của Ngài lan tỏa (2-3).
Một hiện tượng nghịch tình nghịch cảnh giữa hai người phụ nữ và Giuđa xảy ra. Người phụ nữ đặt Chúa Giêsu trên hết mọi sự và biểu lộ một tình yêu vô hạn, thì Giuđa để giá trị hàng hóa lên trên con người của Chúa (4).
Theo truyền thống Do thái, việc xức dầu nơi chân dành cho kẻ chết chứ không phải cho người sống.
Chúa Giêsu đón nhận ý nghĩa cử chỉ của người phụ nữ như đề cao mầu nhiệm sự hiện hữu của mình trước cái chết gần kề. Trong khi đối chiếu người nghèo luôn có bên cạnh, Chúa muốn nhấn mạnh đời sống dương thế của Ngài không còn nhiều nữa: “còn Thầy, anh em không có mãi đâu." (7-8).
Số phận của anh Lazarô cũng được định đoạt bởi các thượng tế, vì anh mà nhiều người Do thái đã rời bỏ họ để đi theo Chúa Giêsu (9-11).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con chân tình đáp lại tình yêu Chúa như chị em cô Maria hôm nay, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 12, 1-11
LỜI CHÚA : Ga 12, 7-8
Đức Giê-su nói: "Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có; còn Thầy, anh em không có mãi đâu."
SUY NIỆM :
Tuần Thánh, Tuần lễ Vượt Qua, Tin mừng cho thấy thời gian, không gian, các nhân vật và sự kiện dẫn đến nguyên nhân trực tiếp cái chết của Chúa Giêsu ở thời điểm rất gần: làng Bêthania tại nhà anh Lazarô, vừa được sống lại (1).
Trong bữa ăn tối tán dương Ngài, Cô Maria dùng món quà vô giá biểu lộ sự hết lòng cung kính và yêu quý đối với Chúa Giêsu, không chỉ đơn thuần mùi dầu mà hương thơm danh tiếng của Ngài lan tỏa (2-3).
Một hiện tượng nghịch tình nghịch cảnh giữa hai người phụ nữ và Giuđa xảy ra. Người phụ nữ đặt Chúa Giêsu trên hết mọi sự và biểu lộ một tình yêu vô hạn, thì Giuđa để giá trị hàng hóa lên trên con người của Chúa (4).
Theo truyền thống Do thái, việc xức dầu nơi chân dành cho kẻ chết chứ không phải cho người sống.
Chúa Giêsu đón nhận ý nghĩa cử chỉ của người phụ nữ như đề cao mầu nhiệm sự hiện hữu của mình trước cái chết gần kề. Trong khi đối chiếu người nghèo luôn có bên cạnh, Chúa muốn nhấn mạnh đời sống dương thế của Ngài không còn nhiều nữa: “còn Thầy, anh em không có mãi đâu." (7-8).
Số phận của anh Lazarô cũng được định đoạt bởi các thượng tế, vì anh mà nhiều người Do thái đã rời bỏ họ để đi theo Chúa Giêsu (9-11).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng con chân tình đáp lại tình yêu Chúa như chị em cô Maria hôm nay, Amen.
Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017
CHẾT THAY CHO MỌI NGƯỜI
THỨ BẢY TUẦN THỨ V – MÙA CHAY
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 11, 45-56
LỜI CHÚA : Ga 11, 51-52
“Điều đó, ông không tự mình nói ra, nhưng vì ông là thượng tế năm ấy, nên đã nói tiên tri là Đức Giê-su sắp phải chết thay cho dân,52 và không chỉ thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối.”
SUY NIỆM :
Hệ quả anh Lazarô sống lại dẫn đến cuộc triệu tập Thượng Hội Đồng Do thái, tại đây họ quyết định giết Chúa Giêsu (53), vì: “Người này làm nhiều dấu lạ. Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rô-ma sẽ đến phá huỷ cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta." (47-48).
Lý do họ đưa ra có hai ý chính. Một, mọi người sẽ tin vào ông ấy. Hai, người Rôma sẽ đến phá hủy đền thờ lẫn dân tộc. Ở đây phơi bày bộ mặt thật của Thượng Hội Đồng và cả người đi tố cáo, vì sợ mất thanh thế với dân chúng. Họ khéo léo chuyển từ đề tài quyền lợi và tôn giáo sang vụ án chính trị.
Lưu ý: một nửa dân thành Giêrusalem hoàn toàn phụ thuộc vào Đền Thờ để có thể sống còn. Do vậy, sẽ rất khó cho họ ủng hộ một tiên tri vô danh từ xứ Galilêa, kẻ đã chỉ trích Đền Thờ và giới chức thẩm quyền.
Đằng khác, Caipha, làm thượng tế năm ấy, tác giả tin mừng đã vạch trần trí trá gian xảo, khi nói cái chết của Chúa Giêsu như một cách giữ cho toàn dân khỏi bị tiêu diệt. Thế nhưng, Gioan đã đặt vào môi miệng ông lời tiên tri không những Chúa Giêsu chết thay cho toàn dân mà còn quy tụ con cái Thiên Chúa tản mát khắp nơi về một mối là Giáo Hội sau này (49-52).
Caipha, “làm thượng tế năm ấy” được nhắc hai lần, có lẽ tác giả muốn nói tầm quan trọng đáng ghi nhớ năm Chúa Giêsu bị kết án tử hình, và người tín hữu luôn để tâm hồn hướng về năm ơn cứu độ.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã chết cho chúng con được sống, và sống dồi dào, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 11, 45-56
LỜI CHÚA : Ga 11, 51-52
“Điều đó, ông không tự mình nói ra, nhưng vì ông là thượng tế năm ấy, nên đã nói tiên tri là Đức Giê-su sắp phải chết thay cho dân,52 và không chỉ thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối.”
SUY NIỆM :
Hệ quả anh Lazarô sống lại dẫn đến cuộc triệu tập Thượng Hội Đồng Do thái, tại đây họ quyết định giết Chúa Giêsu (53), vì: “Người này làm nhiều dấu lạ. Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rô-ma sẽ đến phá huỷ cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta." (47-48).
Lý do họ đưa ra có hai ý chính. Một, mọi người sẽ tin vào ông ấy. Hai, người Rôma sẽ đến phá hủy đền thờ lẫn dân tộc. Ở đây phơi bày bộ mặt thật của Thượng Hội Đồng và cả người đi tố cáo, vì sợ mất thanh thế với dân chúng. Họ khéo léo chuyển từ đề tài quyền lợi và tôn giáo sang vụ án chính trị.
Lưu ý: một nửa dân thành Giêrusalem hoàn toàn phụ thuộc vào Đền Thờ để có thể sống còn. Do vậy, sẽ rất khó cho họ ủng hộ một tiên tri vô danh từ xứ Galilêa, kẻ đã chỉ trích Đền Thờ và giới chức thẩm quyền.
Đằng khác, Caipha, làm thượng tế năm ấy, tác giả tin mừng đã vạch trần trí trá gian xảo, khi nói cái chết của Chúa Giêsu như một cách giữ cho toàn dân khỏi bị tiêu diệt. Thế nhưng, Gioan đã đặt vào môi miệng ông lời tiên tri không những Chúa Giêsu chết thay cho toàn dân mà còn quy tụ con cái Thiên Chúa tản mát khắp nơi về một mối là Giáo Hội sau này (49-52).
Caipha, “làm thượng tế năm ấy” được nhắc hai lần, có lẽ tác giả muốn nói tầm quan trọng đáng ghi nhớ năm Chúa Giêsu bị kết án tử hình, và người tín hữu luôn để tâm hồn hướng về năm ơn cứu độ.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã chết cho chúng con được sống, và sống dồi dào, Amen.
Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017
VIỆC LÀM ĐEM LẠI NIỀM TIN
THỨ SÁU TUẦN THỨ V – MÙA CHAY
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 10, 31-42
LỜI CHÚA : Ga 10, 38
"Còn nếu tôi làm các việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó. Như vậy, các ông sẽ biết và ngày càng biết thêm rằng: Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha."
SUY NIỆM :
Đây là dịp lễ sau cùng của người Do thái được nhắc trong Tin mừng Gioan: Ngày Sabat (chương: 5); lễ Vượt Qua (chương: 6); lễ Lều (chương: 7-8); và lễ Cung hiến Đền Thờ (10, 22-39).
Một lần nữa người Do Thái lại lượm đá ném Chúa Giêsu. Không tránh, Ngài đứng lại đối chất với họ. Chúa nạy đến những việc tốt đẹp đã làm cho dân, còn họ thì cho rằng Ngài nói phạm thượng (31-33).
“Ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa." (33). Lời lẽ này làm đảo lộn lời tuyên xưng đức tin của các Kitô hữu: Thiên Chúa đã làm người, “Ngôi Lời đã trở nên người phàm”(1,14).
Đối với người Do thái và Kinh Thánh mà họ tiếp cận thì Chúa Giêsu tiếm đoạt, mạo danh một sự thân hữu vô lý với Thiên Chúa; Đối với Kitô hữu, Ngài là Ngôi Lời của Thiên Chúa làm người, Ngài bởi Chúa Cha mà ra.
Chúa Giêsu trở lại đại ý của việc làm mà Ngài thi hành: được sai đi. Hẳn các việc làm không nói lên hết, nhưng tất cả đều là dấu lạ khiến lời Chúa có chứng cớ: "Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha" (37-38).
Mặc dù thất bại trong những lần mạc khải, dần dần một công đoàn Kitô hữu xuất hiện, vì có nhiều người tin và “ở lại” với Chúa Giêsu (42).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin chúc lành các công cuộc việc truyền giáo của Hội thánh được nhiều người và nhiều dân tộc đón nhận, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 10, 31-42
LỜI CHÚA : Ga 10, 38
"Còn nếu tôi làm các việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó. Như vậy, các ông sẽ biết và ngày càng biết thêm rằng: Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha."
SUY NIỆM :
Đây là dịp lễ sau cùng của người Do thái được nhắc trong Tin mừng Gioan: Ngày Sabat (chương: 5); lễ Vượt Qua (chương: 6); lễ Lều (chương: 7-8); và lễ Cung hiến Đền Thờ (10, 22-39).
Một lần nữa người Do Thái lại lượm đá ném Chúa Giêsu. Không tránh, Ngài đứng lại đối chất với họ. Chúa nạy đến những việc tốt đẹp đã làm cho dân, còn họ thì cho rằng Ngài nói phạm thượng (31-33).
“Ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa." (33). Lời lẽ này làm đảo lộn lời tuyên xưng đức tin của các Kitô hữu: Thiên Chúa đã làm người, “Ngôi Lời đã trở nên người phàm”(1,14).
Đối với người Do thái và Kinh Thánh mà họ tiếp cận thì Chúa Giêsu tiếm đoạt, mạo danh một sự thân hữu vô lý với Thiên Chúa; Đối với Kitô hữu, Ngài là Ngôi Lời của Thiên Chúa làm người, Ngài bởi Chúa Cha mà ra.
Chúa Giêsu trở lại đại ý của việc làm mà Ngài thi hành: được sai đi. Hẳn các việc làm không nói lên hết, nhưng tất cả đều là dấu lạ khiến lời Chúa có chứng cớ: "Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha" (37-38).
Mặc dù thất bại trong những lần mạc khải, dần dần một công đoàn Kitô hữu xuất hiện, vì có nhiều người tin và “ở lại” với Chúa Giêsu (42).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin chúc lành các công cuộc việc truyền giáo của Hội thánh được nhiều người và nhiều dân tộc đón nhận, Amen.
Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017
TÔI HẰNG HỮU
THỨ NĂM TUẦN THỨ V – THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 8, 51-59
LỜI CHÚA : Ga 8, 53
"Thật, tôi bảo thật các ông: trước khi có ông Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!"
SUY NIỆM :
Chúng ta đang ở trên chóp đỉnh mạc khải của Chúa Giêsu, vào ngày sau cùng của lễ Lều.
Cuộc đương đầu giữa Chúa Giêsu và người Do thái càng cao. Tiếp ngay lời Chúa nhắc nhở: "ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết."(51), họ đáp lại: “Bây giờ, chúng tôi biết chắc là ông bị quỷ ám” (52). Hàng loạt lý lẽ trưng dẫn đi đến câu hỏi: ông tự coi mình là ai? (53).
Một lần nữa mạc khải về Chúa Cha được nhắc lại. Sự thật toàn nhất trong Ngài. Chúa Cha biết Chúa Con. Thiên Chúa Israel tôn thờ là Cha Ngài, đã sai Ngài giải thoát con người khỏi sự chết, nếu họ tuân giữ mạc khải (54-55).
Câu: "Ông Áp-ra-ham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ." (56) làm gia tăng thêm cường độ. Người Do thái vặn: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Abraham sao” (57). Ngài là Abraham tái xuất hiện, không phải như quyền lực tối cao, mà như con người của lời giao ước hướng dẫn sự hoàn thành, được thực hiện trong chính Chúa Giêsu: “Trước khi có ông Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu” (58). Trong Chúa Giêsu, lịch sử thánh được hoàn thành.
Lời mạc khải và người lãnh nhận không ngang bằng. Chịu không nỗi, họ lượm đá ném Chúa Giêsu. Việc đến và đi của Ngài đều trong âm thầm (59).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin lời Ngài thấm nhuần, làm chúng con trở nên thánh thiện, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 8, 51-59
LỜI CHÚA : Ga 8, 53
"Thật, tôi bảo thật các ông: trước khi có ông Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!"
SUY NIỆM :
Chúng ta đang ở trên chóp đỉnh mạc khải của Chúa Giêsu, vào ngày sau cùng của lễ Lều.
Cuộc đương đầu giữa Chúa Giêsu và người Do thái càng cao. Tiếp ngay lời Chúa nhắc nhở: "ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết."(51), họ đáp lại: “Bây giờ, chúng tôi biết chắc là ông bị quỷ ám” (52). Hàng loạt lý lẽ trưng dẫn đi đến câu hỏi: ông tự coi mình là ai? (53).
Một lần nữa mạc khải về Chúa Cha được nhắc lại. Sự thật toàn nhất trong Ngài. Chúa Cha biết Chúa Con. Thiên Chúa Israel tôn thờ là Cha Ngài, đã sai Ngài giải thoát con người khỏi sự chết, nếu họ tuân giữ mạc khải (54-55).
Câu: "Ông Áp-ra-ham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ." (56) làm gia tăng thêm cường độ. Người Do thái vặn: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Abraham sao” (57). Ngài là Abraham tái xuất hiện, không phải như quyền lực tối cao, mà như con người của lời giao ước hướng dẫn sự hoàn thành, được thực hiện trong chính Chúa Giêsu: “Trước khi có ông Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu” (58). Trong Chúa Giêsu, lịch sử thánh được hoàn thành.
Lời mạc khải và người lãnh nhận không ngang bằng. Chịu không nỗi, họ lượm đá ném Chúa Giêsu. Việc đến và đi của Ngài đều trong âm thầm (59).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin lời Ngài thấm nhuần, làm chúng con trở nên thánh thiện, Amen.
Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017
Ở LẠI TRONG LỜI THẦY.
THỨ TƯ TUẦN THỨ V – MÙA CHAY
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 8, 31-42
LỜI CHÚA : 8, 39-40
"Giả như các ông là con cái ông Áp-ra-ham, hẳn các ông phải làm những việc ông Áp-ra-ham đã làm. Thế mà bây giờ các ông lại tìm giết tôi, là người đã nói cho các ông sự thật mà tôi đã nghe biết từ Thiên Chúa. Điều đó, ông Áp-ra-ham đã không làm.”
SUY NIỆM :
Vẫn trong khao khát cứu vớt người Do thái khỏi tội lỗi của họ, cụ thể lúc này là tìm giết Ngài (40), Chúa Giêsu đối thoại với họ về đề tài tự do và nô lệ được đặt trong tương quan sự thật của lời Ngài (32) và với Abraham (33).
Có một điều lạ câu mở đầu giới thiệu “Chúa Giêsu nói với những người Do thái đã tin Người” (31), làm sao lý giải được những người Do thái này “tìm cách giết Người” (40). Tốt nhất ta nghĩ trong số người đang đối thoại đó, có những người Do thái đối nghịch với Chúa Giêsu.
Sự tự do đích thực của môn đệ Chúa Giêsu là ở lại trong lời Ngài (32-33). Lời hàm chứa sự thật về Thiên Chúa, có sức hủy diệt tội lỗi. “Ở lại trong Lời” là một thực tại thiêng liêng, cưu mang, ấp ủ và sống trong tận cung lòng, để quy hướng mọi ý nghĩ, lời nói, hành động về Thiên Chúa.
Người Do thái không hiểu nên đã tự hào xưng mình là dòng dõi của Abraham không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao ông lại nói: các ông sẽ được tự do? " (33). Chúa Giêsu minh định lại về ý niệm: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội (34). Hẳn nhiên, không thể ở trong nhà Thiên Chúa (35).
Chúa Giêsu đồng ý họ là dòng dõi Abraham, nhưng họ không thuộc Abrham mà thuộc “cha các ông”, là những bậc tiền nhân đã giết hại các ngôn sứ Thiên Chúa gởi đến (41), giờ đến lượt họ muốn làm như vậy với Ngài, trái nghịch với mối quan hệ cùng tổ phụ Abraham hoàn toàn (40).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, chúng con là môn đệ Chúa, xin đừng để làm nô lệ tội lỗi, xin giúp chúng con sống trong tự do và ân sủng của Ngài, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 8, 31-42
LỜI CHÚA : 8, 39-40
"Giả như các ông là con cái ông Áp-ra-ham, hẳn các ông phải làm những việc ông Áp-ra-ham đã làm. Thế mà bây giờ các ông lại tìm giết tôi, là người đã nói cho các ông sự thật mà tôi đã nghe biết từ Thiên Chúa. Điều đó, ông Áp-ra-ham đã không làm.”
SUY NIỆM :
Vẫn trong khao khát cứu vớt người Do thái khỏi tội lỗi của họ, cụ thể lúc này là tìm giết Ngài (40), Chúa Giêsu đối thoại với họ về đề tài tự do và nô lệ được đặt trong tương quan sự thật của lời Ngài (32) và với Abraham (33).
Có một điều lạ câu mở đầu giới thiệu “Chúa Giêsu nói với những người Do thái đã tin Người” (31), làm sao lý giải được những người Do thái này “tìm cách giết Người” (40). Tốt nhất ta nghĩ trong số người đang đối thoại đó, có những người Do thái đối nghịch với Chúa Giêsu.
Sự tự do đích thực của môn đệ Chúa Giêsu là ở lại trong lời Ngài (32-33). Lời hàm chứa sự thật về Thiên Chúa, có sức hủy diệt tội lỗi. “Ở lại trong Lời” là một thực tại thiêng liêng, cưu mang, ấp ủ và sống trong tận cung lòng, để quy hướng mọi ý nghĩ, lời nói, hành động về Thiên Chúa.
Người Do thái không hiểu nên đã tự hào xưng mình là dòng dõi của Abraham không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao ông lại nói: các ông sẽ được tự do? " (33). Chúa Giêsu minh định lại về ý niệm: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội (34). Hẳn nhiên, không thể ở trong nhà Thiên Chúa (35).
Chúa Giêsu đồng ý họ là dòng dõi Abraham, nhưng họ không thuộc Abrham mà thuộc “cha các ông”, là những bậc tiền nhân đã giết hại các ngôn sứ Thiên Chúa gởi đến (41), giờ đến lượt họ muốn làm như vậy với Ngài, trái nghịch với mối quan hệ cùng tổ phụ Abraham hoàn toàn (40).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, chúng con là môn đệ Chúa, xin đừng để làm nô lệ tội lỗi, xin giúp chúng con sống trong tự do và ân sủng của Ngài, Amen.
Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017
ÔNG LÀ AI ?
THỨ BA TUẦN THỨ V – MÙA CHAY
THÁNH ISIĐÔRÔ, GIÁM MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 8, 21-30
LỜI CHÚA : 8, 28
“Người bảo họ : “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu.”
SUY NIỆM :
Chúa Giêsu cảnh tỉnh âm mưu của người Do thái: “Tôi ra đi, các ông sẽ tìm tôi; Nơi tôi đi, các ông không thể đến được”, và họ sẽ mang tội lỗi mình mà chết (21).
Một sự hiểu nhầm tai hại: “Ông ấy sẽ tự tử hay sao”. Chúa Giêsu đối chiếu hai quê hương mà Ngài và họ đang cư ngụ: thượng giới và hạ giới. Để có thể đi theo Ngài và đến nơi Ngài đến, cần phải tin “Tôi Hằng Hữu”. Nếu không, thêm hai lần nữa Ngài nhấn mạnh, “các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết” (22-24).
Thường hiện diện xuyên suốt Tin mừng, người Do thái hỏi: “Ông là ai ?”. Chúa mạc khải về Chúa Cha và tương quan mật thiết sự hiểu biết và sứ mệnh của Ngài đang thi hành phát xuất từ Chúa Cha, Đấng đã sai phái Ngài (25-26). Quá bí ẩn họ càng không hiểu gì cả (27).
Đúng thế. “Hoàn toàn đúng như tôi vừa nói với các ông đó”, chỉ khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu (28). Việc nhận biết căn tính Con Thiên Chúa có liên hệ với việc giương cao trên thập giá, nghĩa là được nâng lên bên hữu Chúa Cha.
Lúc đó họ sẽ hiểu Chúa Giêsu là sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta, Ngài nắm giữ bí mật về Chúa Cha và đã mạc khải hết cho nhân loại.
Hôm đó có nhiều kẻ đã tin vào Ngài (30).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Chúa đã mời gọi đi theo Ngài trên con đường thập giá, xin cho chúng dấn bước theo đến cùng, Amen.
THÁNH ISIĐÔRÔ, GIÁM MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 8, 21-30
LỜI CHÚA : 8, 28
“Người bảo họ : “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu.”
SUY NIỆM :
Chúa Giêsu cảnh tỉnh âm mưu của người Do thái: “Tôi ra đi, các ông sẽ tìm tôi; Nơi tôi đi, các ông không thể đến được”, và họ sẽ mang tội lỗi mình mà chết (21).
Một sự hiểu nhầm tai hại: “Ông ấy sẽ tự tử hay sao”. Chúa Giêsu đối chiếu hai quê hương mà Ngài và họ đang cư ngụ: thượng giới và hạ giới. Để có thể đi theo Ngài và đến nơi Ngài đến, cần phải tin “Tôi Hằng Hữu”. Nếu không, thêm hai lần nữa Ngài nhấn mạnh, “các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết” (22-24).
Thường hiện diện xuyên suốt Tin mừng, người Do thái hỏi: “Ông là ai ?”. Chúa mạc khải về Chúa Cha và tương quan mật thiết sự hiểu biết và sứ mệnh của Ngài đang thi hành phát xuất từ Chúa Cha, Đấng đã sai phái Ngài (25-26). Quá bí ẩn họ càng không hiểu gì cả (27).
Đúng thế. “Hoàn toàn đúng như tôi vừa nói với các ông đó”, chỉ khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu (28). Việc nhận biết căn tính Con Thiên Chúa có liên hệ với việc giương cao trên thập giá, nghĩa là được nâng lên bên hữu Chúa Cha.
Lúc đó họ sẽ hiểu Chúa Giêsu là sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta, Ngài nắm giữ bí mật về Chúa Cha và đã mạc khải hết cho nhân loại.
Hôm đó có nhiều kẻ đã tin vào Ngài (30).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Chúa đã mời gọi đi theo Ngài trên con đường thập giá, xin cho chúng dấn bước theo đến cùng, Amen.
Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017
VỊ QUAN TÒA CỨU SỐNG
THỨ HAI TUẦN THỨ V – MÙA CHAY
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 8, 1-11
LỜI CHÚA : Ga 8,
Đức Giê-su nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !”
SUY NIỆM :
Chúa Giêsu đang giảng dạy tại đền thờ trong tuần cuối cùng của cuộc đời Ngài, các chi tiết lời mở đầu cho phép đoán như thế (1-3).
Các kinh sư và người Pharisêu đã tìm ra mưu kế để tố cáo Chúa Giêsu bằng vụ người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang. Họ đem chị đến với Chúa và nêu vấn đề, theo luật Môsê phải ném đá đến chết, còn Thầy nghĩ sao (3-5).
Trước tiên Chúa Giêsu được đặt vào vị trí bậc thầy có uy quyền. Thứ đến căn cứ luật hẳn án tử đã dành cho chị rồi, khỏi cần pháp đình phán quyết. Hơn nữa quyền bính Do thái lại có thể để cho sự tuyên án chính thức tùy thuộc vào một nhà giảng đạo vô danh ngoài đường phố sao.
Cái bẫy thật đáng sợ và quả nhiên rất hiệu nghiệm, đặt Chúa Giêsu nằm trong ba cửa tử. Một, nếu Ngài can dự vào việc kết án theo Luật Môsê truyền, Ngài mưu phản quyền bính La Mã, vì sau năm 30 họ đã tước quyền kết án tử hình của người Do thái. Hai, cùng theo đó, Ngài làm trái ngược điểm nổi bật nhất trong giáo huấn của Ngài về một Thiên Chúa đầy lòng thương xót. Ba, nếu không, Ngài phủ nhận một khoản luật rất rõ ràng và cũng sẽ bị toàn dân coi là kẻ vi phạm Lề Luật.
Thoạt đầu Chúa Giêsu giữ im lặng, Ngài cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất (6). Có nhiều suy đoán về câu viết của Chúa. Tuy nhiên bản văn không nói gì nên ta tôn trọng vậy. Có lẽ Chúa tạo sự im lặng để mời gọi họ suy nghĩ về thân phận chính mình, và cũng để chú ý lời phán quyết sắp tới của Ngài.
Càng chờ đợi họ càng nóng lòng, trước khẩn khoản của họ, Chúa Giêsu kéo về địa vị tội nhân của họ trước mặt Thiên Chúa, Ngài nói: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Họ thất bại bỏ đi hết (7-9).
Chỉ còn Chúa Giêsu và người phụ nữ; Đấng vô tội và tội nhân; Đấng đầy lòng thương xót và con người đáng thương. Chúa nói với chị: “Thôi chị cứ về đi và đừng phạm tội nữa” (11). Một người bị kết án chết trở thành người sống có tương lai. Và lề luật trở nên nhân đạo, có sự sống và ơn cứu độ.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng nhìn nhận tội của mình và đừng bao giờ lên án người anh em chung quanh, Amen.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 8, 1-11
LỜI CHÚA : Ga 8,
Đức Giê-su nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !”
SUY NIỆM :
Chúa Giêsu đang giảng dạy tại đền thờ trong tuần cuối cùng của cuộc đời Ngài, các chi tiết lời mở đầu cho phép đoán như thế (1-3).
Các kinh sư và người Pharisêu đã tìm ra mưu kế để tố cáo Chúa Giêsu bằng vụ người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang. Họ đem chị đến với Chúa và nêu vấn đề, theo luật Môsê phải ném đá đến chết, còn Thầy nghĩ sao (3-5).
Trước tiên Chúa Giêsu được đặt vào vị trí bậc thầy có uy quyền. Thứ đến căn cứ luật hẳn án tử đã dành cho chị rồi, khỏi cần pháp đình phán quyết. Hơn nữa quyền bính Do thái lại có thể để cho sự tuyên án chính thức tùy thuộc vào một nhà giảng đạo vô danh ngoài đường phố sao.
Cái bẫy thật đáng sợ và quả nhiên rất hiệu nghiệm, đặt Chúa Giêsu nằm trong ba cửa tử. Một, nếu Ngài can dự vào việc kết án theo Luật Môsê truyền, Ngài mưu phản quyền bính La Mã, vì sau năm 30 họ đã tước quyền kết án tử hình của người Do thái. Hai, cùng theo đó, Ngài làm trái ngược điểm nổi bật nhất trong giáo huấn của Ngài về một Thiên Chúa đầy lòng thương xót. Ba, nếu không, Ngài phủ nhận một khoản luật rất rõ ràng và cũng sẽ bị toàn dân coi là kẻ vi phạm Lề Luật.
Thoạt đầu Chúa Giêsu giữ im lặng, Ngài cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất (6). Có nhiều suy đoán về câu viết của Chúa. Tuy nhiên bản văn không nói gì nên ta tôn trọng vậy. Có lẽ Chúa tạo sự im lặng để mời gọi họ suy nghĩ về thân phận chính mình, và cũng để chú ý lời phán quyết sắp tới của Ngài.
Càng chờ đợi họ càng nóng lòng, trước khẩn khoản của họ, Chúa Giêsu kéo về địa vị tội nhân của họ trước mặt Thiên Chúa, Ngài nói: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Họ thất bại bỏ đi hết (7-9).
Chỉ còn Chúa Giêsu và người phụ nữ; Đấng vô tội và tội nhân; Đấng đầy lòng thương xót và con người đáng thương. Chúa nói với chị: “Thôi chị cứ về đi và đừng phạm tội nữa” (11). Một người bị kết án chết trở thành người sống có tương lai. Và lề luật trở nên nhân đạo, có sự sống và ơn cứu độ.
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng nhìn nhận tội của mình và đừng bao giờ lên án người anh em chung quanh, Amen.
Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017
THẦY LÀ SỰ SỐNG LẠI VÀ LÀ SỰ SỐNG.
CHÚA
NHẬT THỨ V – MÙA CHAY
TIN
MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN 11, 1-45
LỜI
CHÚA : Ga 11, 25
"Đức Giê-su liền
phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã
chết, cũng sẽ được sống."
SUY
NIỆM :
Trình
thuật kể lại câu chuyện anh Lazarô, quê ở Bêthania, chết chôn trong mồ bốn
ngày, được Chúa Giêsu cho sống lại nhờ đức tin tuyệt vời của người chị là
Matha. Đây là phép lạ lớn nhất và là cuối cùng của Ngài.
Chúa
Giêsu đang ẩn vì mạng sống bị đe dọa. Em đau nặng nhưng Matha chỉ báo tin, không
dám xin Chúa đến cứu chữa sợ nguy hiểm cho Ngài (3). Chính các môn đệ cũng ngăn
cản (8), vì Bêthania và Giêrusalem quá gần, chỉ 3 km.
Chúa
quyết định lên đường. Khi sắp đến nơi chị Mattha ra ngoài đón Ngài. Đức tin của
Mattha thể hiện tại đây. Trước tiên chị xác tín rằng Chúa Giêsu có quyền trên
sự chết: "Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã
không chết. Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa,
Người cũng sẽ ban cho Thầy." (21-22). Lời này cũng là lời cầu xin.
Chúa
Giêsu nói: "Em chị sẽ sống lại! " (23). Chúa có
vẻ ẩn mình để nhắc nhở Mattha về niềm tin của người Do thái: "Con biết em
con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết" (24). Khi
Chúa tỏ hiện như là sự sống lại và là sự sống, Mattha liền vượt qua sự hiểu
biết để tuyên xưng: "Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên
Chúa, Đấng phải đến thế gian" (27).
Mattha nói đúng căn tính đích thực của Chúa Giêsu,
Đấng Mêsia của Thiên Chúa, cùng đích của Do thái giáo, và Con Thiên Chúa, sự
mới lạ của Kitô giáo. Lời này đạt đến đỉnh điểm của đức tin, khởi đầu cho việc
Lazarô ra khỏi mồ. Điều hệ trọng ở đây: “ai sống và tin vào Chúa Giêsu” (25).
CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, xin cho chúng tránh xa tội lỗi, thoát những
ràng buộc của ma quỷ để lãnh nhận ơn tha tội và được Chúa phục hồi sự sống mới,
Amen.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)